Tốc độ và nhịp điệu kề

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây (Trang 53 - 64)

2.2.1. Tốc độ kể

Một trong những đặc điểm của thời gian trần thuật là tốc độ kể chuyện. Tốc độ (vitesse) là “độ nhanh, nhịp độ của quá trình vận động và phát triển” [36]. Mỗi một tác phẩm tự sự đều có sự kiện tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định. Theo Phương Lựu, “thời lượng dùng để kể câu chuyện là cách xa độ lâu về thời gian của câu chuyện được kể” [31]. Sự phân bố thời gian của câu chuyện với các sự kiện được kể vào trong truyện kể được G.Genette gọi là “phi đẳng thời”(aniso chronie)” [38]. Khái niệm phi đẳng thời lại “không thể áp dụng làm thao tác nghiên cứu độ dài thời gian của truyện kể” [38]. Phương Lựu giải thích thêm, “Nhưng vấn đề là ở chỗ độ lâu của câu chuyện được kể là có thể xác định, thì thời lượng để kể câu chuyện đó không thể xác định được” [31]. Theo Phương Lựu để giải quyết vấn đề trên, “G.Genette đề nghị phải “không gian hoá” thời gian tự sự làm căn cứ để gián tiếp xác định thời lượng kể chuyện theo một tỉ lệ nào đó. Cụ thể là đem những cái hoàn toàn có thể xác định được là số trang mà tác giả viết dùng để kể chuyện chia cho khoảng thời gian diễn biến của câu chuyện được kể. Khái niệm tốc độ kể chuyện ra đời từ đấy” [31]. Nghiên cứu về tốc độ kể chuyện là nghiên cứu diễn biến của câu chuyện với độ dài của văn bản. Và sự gia tốc

hay giảm tốc theo Phương Lựu “đều liên quan tới cách nhìn và xu hướng của tác giả” [31]. Trong khi kể, có khi nhà văn phải dùng số lượng trang ít để “kể lướt qua một thời gian khá dài của câu chuyện đó gọi là gia tốc” [31]. Nhưng có khi lại dùng nhiều trang để “kể tỉ mỉ về một khoảnh khắc nào đó của câu chuyện, đó là giảm tốc” [31]. Dẫn theo Phương Lựu, G.Genette đã chia ra bốn dạng thức cơ bản của sự vận động tự sự, cụ thể là:

Thứ nhất, “Tĩnh lược (Ellipse), chỉ kể rất ít, thậm chí không kể một

giai đoạn diễn biến nào đó của câu chuyện, chính ở đây có sự gia tốc cực nhanh” [31]. Nghĩa là các sự kiện được kể sẽ diễn ra với nhịp độ mau lẹ, người kể sẽ tóm lược thời gian kể tạo ra một sự chuyển mạch cho câu chuyện. Thứ hai, “Ngừng nghỉ (Pause) là giảm tốc tối đa gần như số không, hoàn toàn trái ngược với tĩnh lược. Bởi vì trong ngừng nghỉ thì hầu như diễn biến của câu chuyện không đẩy tới chút nào, nhưng lại được viết với một số trang khá lớn.Vì thực chất đó là tả, chứ không phải là kể” [31]. Người kể có thể dừng lại ở một thời khắc nào đó để miêu tả nhân vật hoặc bình luận về tình tiết, nhân vật được kể vì thế mà số lượng trang viết sẽ lớn nhưng sự kiện gần như không thay đổi. Vẫn giữ nguyên sự kiện đã kể ở trước đó.

Thứ ba, “Hoạt cảnh (Scène), đây là yếu tố kịch trong tự sự, bao gồm chủ yếu đối thoại, hoặc độc thoại, tất nhiên có thể thêm vào những động tác miêu tả nữa. Chính ở đây những hoạt cảnh này không có chuyện gia tốc hoặc giảm tốc nào cả. Thời gian của cái biểu đạt và của cái được biểu đạt là bằng nhau” [31]. Thời gian kể ở đây diễn biến theo các cuộc thoại, mặc dù trong quá trình đối thoại hoặc độc thoại, vẫn có sự xuất hiện của thời gian hồi cố của các nhân vật khi kể cho nhau nghe với những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau.Vì thế thời gian kể trong những hoạt cảnh có sự kéo dài thêm chứ không thuần tuý chỉ là thời gian thực tế khi tiến hành đối thoại.

Thứ tư, “Lượt thuật (Sommaire) cũng là một loại gia tốc, nghĩa là thời gian kể chuyện phải nhỏ hơn thời gian câu chuyện kể, nhưng không phải cực đoan như tĩnh lược (chỉ kể vài nét, thậm chí không kể) mà phải kể lại đầy đủ những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của diễn biến sự việc theo đúng quy luật khái quát của nghệ thuật” [31]. Ở đây người kể đã kể tóm lược một quãng thời gian dài của sự kiện bằng một câu ngắn gọn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là kể tóm lược như ở phần tĩnh lược.

Tìm hiểu về tốc độ kể chuyện là sự đi sâu xem xét câu chuyện dưới góc độ là dung lượng (khoảng thời gian) của câu chuyện được kể trong thời gian của truyện kể. Khảo sát truyện Đỗ Chu chúng tôi đi sâu vào hai vấn đề là tốc độ kể chậm chạp và tốc độ kể tương đối nhanh.

2.2.1.1 Tốc độ kể chậm chạp

Các sự kiện được kể diễn ra theo một khoảng thời gian kể khá chậm. Nhà văn có thể ngừng nghỉ để miêu tả tỉ mỉ, cụ thể và chi tiết một số lượng sự kiện, biến cố nào đó trong một khoảng thời gian ngắn. Tốc độ kể trong truyện Đỗ Chu thường có sự đan xen những yếu tố trữ tình ngoại đề. Trong quá trình dẫn dắt câu chuyện, nhà văn thường dừng lại ở một sự kiện nào đó để miêu tả cảnh thiên nhiên hoặc bình luận…Điều đó tạo cho thời gian của sự kiện trôi đi một cách chậm chạp.

Trong truyện Đất bãi, tốc độ kể chuyện diễn ra chậm. Mở đầu là cuộc

đối thoại giữa nhân vật “tôi” và Nhuần. Họ là những người bạn cùng đơn vị chiến đấu một thời. Vô tình gặp lại nhau ở ga Hàng Cỏ, Nhuần mời bạn về nhà mình. Hai người thông báo tình hình cho nhau nghe. Đặc biệt là việc Nhuần sắp lấy vợ, lấy cô Nga ở ngoài bãi giữa trước kia. Trong cuộc thoại này ít nhất là hai lần nhà văn dừng lại để tả cảnh theo dòng tâm tư của nhân vật “tôi”. Đó là nhân vật “tôi” quan sát phố xá trong đêm: “một chú muỗi đốt

cho tôi một cái đau nhói. Đưa tay lên xoa má, tôi thấy cần phải ngừng câu chuyện để ra ban công hóng một cơn gió. Phố xá ngủ mê mệt trong cái nóng như thiêu như đốt suốt mấy tuần nay”. Từ ánh trăng tới làn mây, lòng đường, những ô cửa, trong con mắt của “tôi”, tất cả đều mang một dáng vẻ riêng, tô thêm sự vắng lặng nơi đây.

Sự việc tiếp theo là nhân vật “tôi” kể chuyện gia đình bà Thắng, kể chuyện cô Ngân con gái bà yêu Hồng, người đồng đội của nhân vật “tôi”. Sự kiện tiêu biểu nhất trong mạch truyện này là việc Hồng hi sinh và cô Ngân đi lấy chồng. Trong quá trình kể ấy, nhân vật “tôi” đã dừng lại để miêu tả nhân vật Nga, Ngân, miêu tả ngoại cảnh nơi bãi bồi ven sông: “trong bóng đêm đang trùm khắp cánh bãi, những vì sao long lanh như muôn nghìn giọt nước mắt hiện ra. Cô em gái nghị lực hơn chị, đứng tì cằm vào đầu chiếc đòn gánh, im lặng một cách gan góc”. Tình tiết tiếp theo là nhân vật “tôi” kể chuyện bà Thắng, do chồng bà phải vào Đà Nẵng sống với vợ cả, cô con gái út của bà là Nga đi du học ở Liên Xô vì thế bà sống trong cảnh cô đơn một mình nơi bãi giữa. Nhân vật “tôi” với giọng kể nhẹ nhàng, tốc độ kể chậm đã tạo ra những khoảng thời gian lặng, như ngừng trôi trong truyện. Hầu như khi kể chuyện bà Thắng rất ít sự kiện, biến cố xảy ra. Nhà văn đi sâu vào miêu tả cảnh vật, theo dòng miên man của nhân vật “tôi”. “Rồi dòng sông cũng dở quẻ, không ngừng đào sói vào cánh bãi, hình như nó đang đòi đất ở bờ này để bồi đắp cho bờ kia”. Mạch truyện vẫn theo chiều hướng của nhân vật “tôi” đang kể về gia đình bà Thắng, đột ngột quay về với người lính trẻ (Nhuần) khi anh quay về thăm lại bà Thắng, tốc độ kể chuyện trong cảnh gặp gỡ này rất chậm. Vẫn là cách quan sát rồi dừng lại miêu tả ngoại cảnh, nhân vật “tôi” kể chuyện gặp gỡ của bà Thắng và Nhuần với những kỉ niệm được ôn lại. Trong cuộc thoại giữa bà Thắng và Nhuần, có duy nhất một tình tiết đáng lưu ý được hai

người nhắc tới đó là việc Nga đang đi du học. Chuyện cô con gái riêng của ông Thắng ra đón bà vào Đà Nẵng vì ông ốm nặng. Chỉ có chừng ấy sự kiện chính nhưng thời gian kể như ngưng lại, hầu hết các tình tiết đều có sự miêu tả tỉ mỉ của nhân vật kể chuyện. Sự kiện cuối cùng có tính chất bước ngoặt cho cuộc đời nhân vật là việc Nhuần về viện Hoá làm, anh vô tình gặp Nga tới xin việc ở đó và hai người yêu nhau, lấy nhau. Bối cảnh Nhuần đưa Nga về bãi giữa được miêu tả rất chi tiết, đó là khung cảnh cánh bãi khi lở khi bồi, “Cải dại ra hoa vàng rộm. Những tàu lá xanh xoè rộng che đỡ lấy những ngồng hoa muôn thuở. Mưa tháng giêng lất phất. Vừng non đang nhú lên lấm tấm trên nền đất ẩm”. Truyện kết thúc giữa không gian bãi giữa có Nhuần và Nga đang sóng đôi bên nhau với tiếng huýt sáo của mấy thủy thủ tàu Quốc. Hai người đang hướng tới một hạnh phúc mới đang chờ đợi họ.

Cũng giống như truyệnĐất bãi, trong truyệnMưa tạnh, tốc độ kể cũng

chậm rãi. Đây là truyện được kể theo dòng cảm xúc của nhân vật không tên, nhà văn gọi bằng đại từ “anh”, người yêu của Nhân. Cả thiên truyện gần như chỉ xoay quanh sự kiện nhân vật không tên bị sốt rét hành hạ. Trong cơn mê sảng, anh thấy hiện về những hình ảnh thân thương. “Anh nằm co ro trong tấm chăn mỏng, đầu gối thúc vào cái bụng lép buồn bã theo dõi bệnh của mình”. Anh mơ thấy quân giặc tới đốt lán trại, con thằn lằn lửa đang quấn lấy anh. Anh sống một mình trên núi, có duy nhất một chú ngựa trắng làm bạn. Trong lúc cơn sốt rét đang hành hạ cũng có con ngựa ở đấy, “nó đưa cái mũi ươn ướt vào sát mặt anh, thở phì phò. Nó ngửi và liếm nhẹ vào má anh. Cái lưới âm ấm, mềm mại.Anh áp má anh vào má nó”. Sau khi tỉnh lại, nhân vật “anh” lại miên man nhớ về những ngày ở trong rừng cùng đồng đội, “cứ mười người thì chín người khốn khổ bởi chứng sốt rét”, mỗi người một kiểu không ai giống ai. Anh nhớ tới những người bạn đã hi sinh trên chặng đường

hành quân. Anh nhớ về mẹ, nhớ về những câu chuyện mẹ anh kể về bố của mình “mẹ kể lại như thế này, bố anh là một người lông bông vào hạng nhất làng”. Bố anh chết trẻ, lúc hơn hai mươi tuổi. Khi sống, bố anh hay lên núi để chơi chim sơn ca. Ông bắt chim rất tài, nhưng khi có chiếc xe của bọn Nhật tới, tiếng rú của chiếc xe đã làm cho con chim sơn ca của ông sợ quá, bay đi mất. Ông cũng đâm ra héo hon rồi ra đi vĩnh viễn. Chỉ có một tình tiết ấy, nhưng nhà văn sử dụng khá nhiều yếu tố miêu tả, biểu lộ cảm xúc tạo cho câu chuyện như dừng lại, cảm xúc nhân vật miên man, suy tưởng. Tốc độ kể chậm đã giúp người đọc thâm nhập sâu hơn vào từng góc cạnh của đời sống nhân vật. Câu chuyện được diễn ra vào “buổi trưa hôm đó”, anh tranh thủ ra ngoài bãi đá. Qua cách quan sát của anh, bãi đá đầy những vũng nước, những chú ễnh ương bơi lội…Trong suy nghĩ của anh, hiện lên những công việc của những người thợ đá. Rồi cả việc xây dựng một trại gà do Nhân phụ trách kĩ thuật. Nhà văn lại dừng lại kể chuyện về Nhân theo dòng suy nghĩ của nhân vật “anh”. Đúng ra là những nét miêu tả về Nhân, “cô mới ngoài hai chục tuổi, tươi tắn và mát mẻ từ nụ cười đến giọng nói. Một cô gái xinh đẹp lại được cả tính nết”. Cô là “đối tượng khó với” đối bao chàng trai. Nhân về sống cùng mẹ anh, khi nhân vật “anh” vắng nhà. Phút đầu tiên khi từ quân ngũ trở về, anh gặp Nhân tại căn nhà của mình, rồi họ làm thân và anh thầm yêu Nhân. Anh phân vân tự hỏi: “Hình như mình đã yêu, nhưng nếu phải trả lời tại làm sao thì xin chịu, dần dà thấy yêu, yêu ngay cả sự nóng nảy bẳn gắt của cô ấy. Tôi yêu Nhân”. Anh nhớ lại những phút giây ở bên Nhân, gần gũi Nhân. Nhân là ước ao của mẹ anh về cô con dâu, về mái ấm gia đình. Trong cuộc trò chuyện với mẹ anh kể cho mẹ anh nghe về Hùng, người cùng đơn vị với anh, Hùng hi sinh trong chiến trường lúc “sắp chiến thắng”. Anh lại miên man nhớ về Hùng, về người bạn từng hứa gả chị gái của mình cho anh. Như

một sự sắp đặt của số phận, chị gái Hùng chính là Nhân, vậy là không hẹn mà gặp. “anh” đã yêu chị gái Hùng. Diễn biến mạch truyện rất chậm chủ yếu xoay quanh việc nhân vật “anh” nhớ lại giây phút bên Hùng, nhớ lại những lá thư Hùng viết dang dở. Truyện khép lại trong lúc “anh” đang dần tỉnh lại sau cơn sốt và “anh” đang được Nhân chăm sóc “Đúng là Nhân rồi. Cô đang ngồi bên anh, một tay đã ôm vòng lấy lưng anh từ bao giờ và chỉ mới nhè nhẹ rút ra khi anh tỉnh lại”. Nhân đã nhận ra người mà Hùng giới thiệu cho mình chính là người con trai đang ở cạnh mình đây. Họ yêu nhau thật sự và hứa hẹn một hạnh phúc tràn đầy đang đón chờ họ. Có thể nói câu chuyện rất ít sự kiện nhưng lại được kể dàn trải với tốc độ chậm rãi, tạo cho mạch văn như lắng lại giúp người đọc có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào tình tiết truyện và đời sống nội tâm nhân vật.

Tốc độ kể chuyện chậm rãi giúp nhà văn có thể dừng lại miêu tả cụ thể một vài chi tiết, sự kiện trong một khoảng thời gian ngắn. Đồng thời nó là sự kết hợp đa dạng giữa bút pháp kể và tả tạo nên những câu chuyện sinh động về nhân vật và không gian nơi nhân vật xuất hiện. Người đọc có điều kiện dõi theo dòng suy tưởng của nhân vật, nắm bắt được chiều sâu tâm hồn nhân vật. Các sự kiện trôi đi chậm chạp, không hối hả nên sự gay cấn, kịch tính trong các tình huống truyện là không nhiều. Nhà văn cũng sử dụng những lời bình luận và trữ tình ngoại đề thông qua vai kể. Đây cũng là yếu tố góp phần làm cho tốc độ kể chậm lại, nhưng hình ảnh nhân vật và sự kiện lại được khắc sâu hơn trong truyện.

2.2.1.2. Tốc độ kể tương đối nhanh

Bên cạnh những truyện kể với tốc độ chậm rãi, có sự giãn chậm về tốc độ thì Đỗ Chu còn xây dựng những tác phẩm với tốc độ kể tương đối nhanh. Có những sự kiện được đẩy lên tới cao trào, đầy kịch tính. Thời gian đôi khi

được tỉnh lược tương đối ngắn, tạo ra mạch văn trôi đi nhanh hơn, mau lẹ hơn. Theo Nguyễn Thị Bình “Tính tốc độ thể hiện ở lối vào truyện nhanh, mạch truyện dồn dập, đặc biệt đối thoại giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự mở rộng cốt truyện, dẫn dắt liên tưởng, đối thoại nằm ngay trong độc thoại. Tính tốc độ thể hiện ở lối kể liệt kê, giản lược tối đa những lời bình luận, đánh giá, ở sự đậm đặc của chi tiết” [42].

Trong truyện Tháng hai, các sự kiện được kể có sự đan cài dày đặc,

chồng chéo, tốc độ kể tương đối nhanh. Chuyện xảy ra xoay quanh chuyến đi tìm nước và muối của nhóm người thuộc đoàn chín. Câu chuyện xảy ra vào năm ấy, có “mưa xuân phủ khắp đồi”, đây là thời điểm đoàn kĩ sư địa chất lên vùng trung du để “tìm nguồn nước công nghiệp”. Họ gặp gỡ Xiêm và kể lại cho Xiêm nghe câu chuyện về những cuộc kiếm tìm của họ. Sự kiện được lưu ý nhiều nhất là việc anh Khai, đoàn trưởng đoàn thăm dò đang lên kế hoạch cho anh em đi tìm muối mỏ chứ không phải đi tìm nước như họ đã nói với Xiêm. Trên đường đi tiền trạm có Vĩnh được lưu tâm nhiều nhất. Đây là con người có cá tính, thường được goi là “Vĩnh ngông”. Chưa giải thích rõ về

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)