Tần suất kể đơn nhất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây (Trang 74 - 82)

Trần thuật đơn nhất hay gọi là tần suất kể đơn nhất là kể lại những sự việc xảy ra một lần, có khi sự việc xảy ra bao nhiêu lần thì kể lại bằng bấy nhiêu lần. Theo công thức của G.Genette là “sự việc xảy ra n lần, thì kể lại n lần” [31]. Nhìn lại những truyện trước năm 1980 của Đỗ Chu, các sự việc thường có sự lặp lại hoặc có sự gián đoạn. Như trong Mùa cá bột, vẫn là sự

việc đi hớt cá bột, nhưng được kể lại nhiều lần, ở nhiều thời điểm, qua lời kể của người kể chuyện ẩn mình, lời cụ Tư Gấc, và dòng hồi tưởng của nhân vật Khang. Những truyện sau năm 1980 thể hiện rõ cá tính sáng tạo của Đỗ Chu, sự tiến bộ trong nghệ thuật trần thuật. Truyện Cánh đồng không có chân trời

xoay quanh tình huống gặp gỡ giữa Nhưỡng và chị Thuần vào dịp cuối năm. Nhưng thời gian kể bị cắt vụn, ngắt quãng bởi những câu chuyện nhỏ khác. Sự kiện nọ gối lên sự kiện kia, có sự kiện dừng lại ở giữa chừng sau đó lại được kể tiếp ở phần sau như chuyện về con trai bà bán nước được kể ở phần đầu truyện, tới mãi sau này, sau khi dòng hồi tưởng của Nhưỡng về chị

Thuần kết thúc mới được kể tiếp. Trong truyện Cánh đồng không có chân trời có thể phân ra thành những cảnh nhỏ sau.

Cảnh buổi chiều cuối năm trên phố, bên một quán nước Nhưỡng gặp lại chi Thuần. Hai người trò chuyện. Và Nhưỡng đã nhớ lại kỉ niệm khi chị Thuần tới nhà mình “tôi cũng không còn nhớ rõ chị Thuần đã đến nhà chúng tôi vào một ngày như thế nào nhưng tôi biết là dạo đó chị theo mẹ tản cư lên vùng tôi, dưới quê chị đang đánh nhau to lắm”. Từ đây Nhưỡng có thêm người bạn để chơi, hai bà mẹ đang mải chạy chợ, Nhưỡng được chị Thuần chăm sóc khi mẹ vắng nhà. Quãng thời gian bên chị Thuần đã để lại bao nhiêu kỉ niệm cho Nhưỡng. Và cứ thế mỗi lần gặp lại nhau, Nhưỡng lại được gợi nhắc về kỉ niệm xa xưa, “lần gặp này là gợi nhớ tới lần gặp trước”. Sự việc được trần thuật tiếp theo là vào thời điểm mùa hè năm 1967, khi Nhưỡng cùng đơn vị tập kết huấn luyện tại vùng núi trung du. Nhưỡng cùng anh em trong đơn vị tới thăm nhà anh Trung, tiểu đoàn trưởng. Nhưỡng lại được gặp chị Thuần như một sự sắp xếp của tạo hoá, rất tình cờ, trong cảnh huống cũng hết sức bất ngờ. “Tôi thụt cổ và giật mình, nhận ra chị Thuần tôi mới mạnh dạn trở lại, tôi chạy vào nắm lấy tay chị, chỉ mới được mấy tiếng, “Chị còn nhớ em…”. Giờ chị đã là vợ anh Trung đã có hai cô con gái. Chị Thuần cho Nhưỡng biết tin mẹ Nhưỡng đã vào trong Nam làm ăn. Nhưỡng thấy lo cho mẹ của mình, khi phiêu bạt xa xứ. Câu chuyện được trần thuật về sự kiện Nhưỡng được vinh dự tắm cho ông nội, bởi lẽ “mỗi năm ông tôi chỉ tắm có hai lần, đấy là dịp cuối thu, khi trời sắp trở rét và cuối xuân khi trời đã ấm áp”. Một không khí thật nhộn nhịp. Đỗ Chu miêu tả thật tỉ mỉ tình tiết này. Sau sự kiện đáng nhớ ấy là chuyện Nhưỡng đi học, bị cậu bạn cùng bàn huých khuỷu tay vào mạng sườn, về nhà được ông dạy chữ Nho. Rồi chuyện ông mất, Nhưỡng phải thay bố đội mũ rơm, chống gậy đi khom tiễn ông ra

đồng. Chừng ấy kỉ niệm vui buồn bên ông, bên chị Thuần đã được kể theo dòng hồi tưởng của Nhưỡng. Nhưỡng dường như đã có một thế giới riêng với chị Thuần. Mạch suy tưởng bị ngắt quãng, thời gian quay lại với hiện thực, tạo cho người đọc sự thấp thỏm đợi chờ, không hiểu anh Trung giờ còn sống bên chị Thuần không? Nhưỡng giờ đây đang đi đâu?

Bà lão bán nước kể chuyện con trai mình cho hai chị em Thuần và Nhưỡng nghe. “Người con trai về thăm nhà một tuần lễ trước khi ra trận. Anh mang về cho mẹ, cho những dãy phố hàng Mây, hàng Mã, một người con gái anh xưng xưng nhận làm vợ”. Không cưới xin gì, người con gái đã mang bầu. Anh đang “đèo bòng”, vì cô gái đâu phải là người yêu anh, anh đang cứu vớt một cô gái lầm lỡ. Mẹ anh đã nhận ra điều đó, bà cụ không muốn làm con trai rối lòng trước khi tòng quân nên bà đã đồng ý. Anh con trai ra đi và thời gian sau bà mẹ hay tin, anh đã hi sinh ở Quảng Trị. Bà mẹ lại tiếp tục kể chuyện về cô gái mà con trai bà mang về. Cô đã sinh một cháu gái, cô đã “đi lại như vợ chồng son, ríu ra ríu rít” với một anh chạy vật tư cho một cơ quan dưới Hải Phòng. Bất chấp lời khuyên can của bà cụ, cô đã đi lại với anh ta, vẫn “cứ nhảy vào như cà cuống lao vào bóng điện”. Hậu quả là “vừa rồi bụng lại ễnh lên như một cái trống, lại đẻ”. Gánh nặng lại đặt lên vai người mẹ già khốn khổ, giờ khó lại càng khó hơn, anh vật tư kia bị vào tù vì tội tham ô. Bà cụ giờ đây đã bán hết những vật dụng có giá trị để cưu mang mẹ con người đàn bà dại dột kia.

Cảnh huống tiếp theo là Nhưỡng nhớ lại sự kiện anh Trung chồng chị Thuần bị hi sinh. “Một đêm tưởng không thể có được, không bao giờ còn có được đối với tôi. Khi anh Trung sắp mất tôi đã ngồi bên anh, thức trắng đêm hai anh em nhắc tới chị Thuần, nhắc đến Hà Nội, tôi chỉ biết chị Thuần chứ Hà Nội thì hiểu quá ít là vì tôi có lớn lên ở thành phố này đâu”. Anh Trung bị

rơi vào ổ phục kích của giặc, ba tên đội lốt hổ bắn anh, anh bị thương vào bụng và sau đó đã hi sinh. Anh Trung trước lúc nhắm mắt còn nói rõ: “Mắt xanh bắn tôi. Nói với quân báo chúng nó là mắt xanh. Mắt xanh là chúng nó”. Sau đó mấy tuần đồng đội của anh đi phục kích và bắn hạ được ba kẻ lạ mặt mang lốt hổ. Sự hi sinh của anh Trung tạo ra sự hụt hẫng cho Nhưỡng “lòng tôi như bị đốt héo mất rồi”. Nhưỡng đau đớn vì mất đi một người thân thích nhất trong đơn vị. Giờ đây đi bên chị Thuần, hai chị em đều nhớ tới anh Trung với những kỉ niệm khó phai nhoà. Nhưỡng tìm về với mẹ con chị Thuần không phải theo lời di huấn của anh Trung mà vì một lí do khác, từ lâu Nhưỡng cũng từng yêu chị, Nhưỡng muốn hàn gắn vết thương lòng của chị Thuần.

Ngày ở Trường Sơn, vô tình Nhưỡng gặp cảnh cô thanh niên xung phong tắm dưới khúc sông vắng. Nhưỡng liên tưởng tới những phút giây mình ngắm chị Thuần tắm. “Tôi đứng khựng lại dùng dằng, tôi bỗng nhớ đến chị Thuần, đúng là có lần tôi cũng đã từng đứng nhìn chị tắm như thế, chính là nhớ tới chị mà lúc đó tôi đã tự trấn tĩnh được vì có gan đứng lại ngắm nhìn vẻ đẹp của cô gái kia”. Chính vẻ đẹp của cô gái đã nhắc nhở Nhưỡng phải tìm về với chị Thuần. Nhưỡng giờ đây đang nhớ lại giây phút ngồi trông quần áo cho chị tắm, “tấm thân con gái mười ba mười bốn tuổi đầu rồi, chớm đã phổng phao mà vẫn chẳng có một chút gì gọi là ý tứ. Vừa tắm chị vừa lặn ngụp mò trai mò hến, sau cùng cứ nồng nỗng vậy chị bước lên đi men dưới chân một thảm cát sóng đánh ì oạp”. Chị đâu biết ở người con trai đang ngồi ngắm chị tắm kia đang nhen lên một tình yêu rất hồn nhiên, trong sáng với chị. Những rung động đầu đời ấy đã theo Nhưỡng tới những không gian xa xôi, và giờ đây, Nhưỡng đã quyết định tìm về với chị Thuần. “Tôi sẽ về với chị và các cháu chẳng phải vì anh Trung từng đã dặn dò như thế mà còn là vì,

hình như còn là vì, từ lâu rồi tôi đã thầm yêu chị. Tôi yêu chị ngay từ buổi còn đang bé dại, từ những ngày xa xôi. Đối với tôi, những năm tháng trong vắt ấy mãi mãi là một cánh đồng không có chân trời, không có núi non vây giữ. Đó là cánh đồng của riêng tôi”. Sự việc chen ngang về cô gái thanh niên xung phong đã soi sáng cho sự việc kể sau này. Nó lí giải rõ hơn lí do vì sao Nhưỡng lại lên kế hoạch chi tiết để tìm về với chị Thuần, để gắn bó với chị. Một tình yêu được ấp ủ bấy lâu, không hề có khoảng cách về tuổi tác, về thời gian. Ranh giới khó vượt qua nhất là liệu chị Thuần có nhận ra điều đó? Liệu chị có chấp nhận gắn bó với Nhưỡng? Đây là thử thách nghiệt ngã nhất với Nhưỡng. Nó không kém gì những giây phút quyết định chuyện sinh tử khi đối mặt với hiểm nguy ở chiến trường. Điều khác biệt ở đây là nếu chị Thuần đồng ý, cuộc đời Nhưỡng sẽ sang trang mới. Ngược lại nếu chị không đồng ý anh sẽ như một người lính bị bại trận trong chiến đấu.

Cảnh huống cuối cùng gây hồi hộp nhất là thời khắc giao thừa, Nhưỡng về nhà chị Thuần. Anh trằn trọc, phân vân không biết sẽ bắt đầu từ đâu, phải nói chuyện với chị như thế nào? “Tôi ngồi bên bàn với một ly cà phê nguội ngắt. Và thuốc lá hết điếu này thay điếu khác. Tôi đợi trời sáng, đợi một tiếng chuông chùa”. Nhưỡng thao thức không ngủ. Thời gian như chậm lại, tạo cho người đọc có cảm giác hồi hộp, những suy đoán khác nhau. Tình huống kể chuyện thật hấp dẫn khi Nhưỡng ngắm ba mẹ con chị Thuần ngủ, anh liên tưởng tới những người lính “sau một cuộc hành quân” giờ đang chìm sâu vào giấc ngủ. Nhưỡng nhớ về giây phút chị Thuần lên thăm anh Trung ở Phú Thọ. Nhớ về những trận đánh với biết bao hiểm nguy, những đồng chí phải hi sinh trong giây phút cận kề với hoà bình. Nhưỡng nhớ lại kỉ niệm về bộ đội, về trường đại học sư phạm tuyển quân. Giờ đây tình cảnh của Nhưỡng như đang đứng trước một bài toán khó, không biết đáp số như ngày

trước anh từng lưỡng lự không biết nên đi hay ở. Đi sẽ là người lính gắn bó với trận đánh, ở sẽ là một ông thầy giáo. Bài toán ấy đã được chị Thuần giải quyết thật thấu đáo. “Tôi và cậu liệu có tội tình gì nào, ngày một ngày hai tôi sẽ tự mình đứng ra thưa rõ ngọn ngành với đông đủ nội ngoại. Cậu đã về đây là chỉ có ở hẳn đây, là thay anh Trung dậy dỗ, gây dựng cho các cháu. Cậu không phải là bố chúng nó thì hỏi còn ai vào đây nữa, cậu chẳng biết thương tôi…”. Vậy là bao thấp thỏm phân vân của Nhưỡng đã được giải quyết thấu đáo. Sự việc thật giản đơn ngoài sức tưởng tượng của Nhưỡng.

Giống như Cánh đồng không có chân trời, trong Quanh một bàn tiệc,

sự việc được trần thuật đơn nhất, trong đó các sự kiện được gối lên nhau có tác dụng lí giải cho các sự kiện sau này. Cách sắp xếp các tình tiết chen ngang đã giúp cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Xoay quanh một bàn tiệc, cảnh huống gặp gỡ đầy bất ngờ của những người bạn đồng học. Nhân vật Bằng đi dự tiệc cưới của con gái chị Hồng, người bạn cùng học ngày nào. Tại đây Bằng có dịp gặp lại Linh giờ là “phó tiến sĩ ở Bộ Công nghệ môi trường” vừa mới được đề bạt Cục trưởng. Bằng được gặp lại anh lớp trưởng của mình, giờ là phó tổng biên tập cho một tờ báo của ngành, “gọi là tờ tin nội bộ”. Sau một khoảng thời gian làm quen, Bằng nhận ra sự bất mãn của anh lớp trưởng lộ rõ qua cung cách ăn nói, cử chỉ hành động. Ngôn ngữ của anh sặc mùi tiêu cực. Bằng tỏ ra ngạc nhiên không hiểu trước mắt mình có phải là anh lớp trưởng ngày nào không? Ngày xưa lớp trưởng của Bằng là con một ông trưởng ty. Anh ta có nhiều điều kiện để học tập hơn hẳn các bạn cùng trang lứa. Bằng nhớ lại sự việc xảy ra vào những năm cuối cấp khi cả lớp chuẩn bị nộp đơn xin thi vào đại học. Đó là kỉ niệm buồn với nhân vật Bằng, nó liên quan đến tương lai của chính anh và các bạn của anh. Lớp trưởng của Bằng “mẫu mực”, anh ta đã ghi tên mình vào trường lâm nghiệp để làm gương.

Trong khi đó cả lớp đều có nguyện vọng thi vào Y, Dược, Bách khoa, Sư phạm. Vào Lâm nghiệp là rất ít vì “lâm nghiệp là vất vả, ai cũng biết”. Nhưng dụng ý sâu xa của lớp trưởng là trông đợi vào việc “nhà trường đang còn làm một danh sách đặc biệt nữa, trong danh sách đặc biệt ấy, tất nhiên là phải có anh, không thể chệch được”. Danh sách ấy là gì? Mục đích của anh lớp trưởng là như thế nào? Không ai biết. Sự việc được chen ngang bằng việc chị Hồng cũng đăng kí thi lâm nghiệp. Bằng đã khuyên Hồng không nên thi vào đó vì “thân gái dặm trường, vào những ngành trèo non lội suối sợ không hợp, tốt nhất là vào sư phạm, ra trường về quê mà dạy học, chớ có động cỡn đua đòi”. Đó là một lời khuyên chân tình, thể hiện sự lo lắng của Bằng với bạn nhưng chị Hồng đã đem chuyện ấy báo lại với lớp trưởng, lớp trưởng lại mang Bằng ra để kiểm điểm, phê phán” cho đây là “phần tử tiêu cực”. Và hậu quả sau này Bằng phải gánh chịu là thi trượt tốt nghiệp, phải học lại một năm nữa. Vậy là đã rõ vì sao Bằng thi trượt. Tình tiết chen ngang có tác dụng minh hoạ, giải thích thêm cho hành động hăng hái thi vào trường lâm nghiệp của anh lớp trưởng và giải thích rõ hơn bản chất đích thực của anh ta.

Sự việc được kể về lớp trưởng và Linh sau khi có giấy gọi Đại học. Linh được đi học ở nước ngoài, chuyện xảy ra quá đột ngột với Linh và mọi người. Đúng ra lớp trưởng sẽ là người được chọn đi nhưng đây lại khác. Tình huống xảy ra làm cho lớp trưởng vừa ngạc nhiên, vừa tỏ vẻ hậm hực ra mặt, gặp tôi anh nói một cách cay đắng như đang phải nuốt một cái mật lợn, “thằng ấy là cái thá gì mà được chọn nhỉ, đúng là chẳng còn trời đất nào nữa”. Trong con mắt của lớp trưởng, Linh không xứng được chọn nhưng với Bằng và mọi người trong lớp, Linh xứng đáng được chọn. Linh học giỏi, siêng năng, lại thuộc diện con liệt sĩ vì bố Linh đã hi sinh ở chiến trường. Vậy là sự nghiệp học tập của Linh sang trang mới. Anh tiếp tục con đường

làm khoa học. Còn Bằng, sau khi tốt nghiệp, Bằng đã vào bộ đội, tham gia chiến đấu. Bằng vô tình gặp Đài, chồng của chị Hồng ở miền trong. Anh Đài đã hi sinh “trong một cuộc xung phong giải phóng thị xã” ở Bình Long. Trước lúc hi sinh, anh Đài đã “nắm chặt tay tôi chỉ nhìn nhau mà chẳng nói gì. Như thế là đã nói tất cả những điều cần nói, là đã nói rất nhiều. Tôi hiểu là anh đã dặn dò một mai nếu còn trở về nhớ phải tìm lên cái thung lũng Táp Ná kia để xem vợ con anh sống ra sao, liệu có giúp được gì thì giúp”. Vậy là lời hứa với đồng đội đã được Bằng thực hiện sau này khi Bằng trở về.

Cảnh huống cuối cùng của truyện ngắn thật bất ngờ, Bằng nhận ra “ông già ngồi gần với mình” là người đã từng chở mẹ con chị Hồng về xuôi theo lệnh của Tổng cục. Giờ họ cũng sắp lập gia đình, sắp gắn bó với nhau. Qua chị Hồng, Bằng biết thêm các nhân vật quanh bàn tiệc, trong đó có Mẫn, người từng cõng anh Đài về trạm phẫu thuật tiền phương và sau này lại đưa mẹ con chị vào thăm mộ anh Đài. Quanh một bàn tiệc, chừng ấy con người nhưng thật lạ vẫn có những người quá đeo đuổi theo đường công danh mà tỏ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây (Trang 74 - 82)