Một tác phẩm tự sự, các sự việc được kể luôn được sắp đặt một cách tuần tự theo ý đồ sáng tạo của nhà văn. Có thể theo trật tự tuyến tính, có thể theo sự đảo lộn quá khứ, hiện tại…Trong truyện của Đỗ Chu xuất hiện rất phổ biến hai dạng thức này: Trình tự kể biên niên và trình tự kể đảo lộn, đan xen.
2.1.1 Trình tự kể biên niên
Trong mỗi tác phẩm tự sự các sự kiện được “ghi chép theo trật tự thời gian” [6]. Đó là một sự ghi chép tuyến tính, không có sự đảo lộn “câu chuyện ở đây bao gồm một hệ thống các sự kiện diễn ra theo trình tự biên niên” [38]. Sự sắp xếp các sự kiện xảy ra theo một trật tự nhất định, nó có mở đầu, kết thúc, không có sự đảo lộn giữa chúng, điểm mở đầu và điểm kết thúc của truyện cũng trùng với điểm mở đầu và kết thúc của câu chuyện. Đặc điểm này
thường xuất hiện ở các dạng kể hay các truyện cổ tích, thần thoại…Tuy nhiên trong các tác phẩm văn học, “sự diễn ngôn của nó bao giờ cũng theo thời gian tuyến tính” [31] nhưng không phải theo mô típ truyện cổ tích là kể lại cái gì có trước kể trước, sự kiện xảy ra sau kể sau, cứ như vậy mạch truyện theo trình tự tuyến tính, không có sự rẽ ngang. Phương Lựu khi bàn về trình tự kể biên niên cũng nhấn mạnh “Ngay những câu chuyện chỉ có một nhân vật thôi, thì cũng không thể nào kể lại đúng trình tự như trong thực tế được, bởi vì lắm khi nhân vật vừa nói vừa làm, nghe, nhìn, suy nghĩ, làm sao mà đồng thời kể lại được” [31]. Sự tương ứng giữa thời gian của chuyện và thời gian truyện kể sẽ khó đi theo mạch thống nhất hoàn toàn. Trên thực tế, khi trần thuật dù với hình thức nào, hầu như đều xuất hiện những thời gian lặp lại những sự kiện đang được kể. Nhằm mục đích tăng theo giá trị của câu chuyện, đồng thời là sự giải thích mang tính minh hoạ cho các sự kiện chính đang được kể.
Khảo sát truyện Đỗ Chu, các truyện trước những năm 1980 thường xuất hiện nhiều trình tự kể biên niên như Hương cỏ mật, Thung lũng cò, Mùa
cá bột…Những truyện của Đỗ Chu sau năm 1980 cũng sử dụng trình tự kể
chuyện biên niên nhưng không nhiều, kể biên niên không hẳn như những truyện cổ tích, thần thoại mà ở đây nhà văn miêu tả, kể lại các sự kiện tiêu biểu theo một mạch chính, có mở đầu diễn biến, kết thúc. Sự xuất hiện một vài chi tiết kể về quá khứ chỉ có tính chất minh hoạ, giải thích hiện tại và làm rõ hơn cho sự việc chính được kể mà thôi. Trong truyện Lão Mai sự việc
được kể theo trình tự biên niên. Nhân vật “tôi” kể chuyện về lão Mai, một cái tên mang đầy hàm ý. Vốn nhà lão Mai có trồng một gốc mai cổ thụ nhưng vẫn nở hoa trắng ngần. Đó cũng là hình ảnh hiện thân của lão Mai. Lão Mai làm nghề thấy thuốc, chuyên chữa bệnh Đông y. Ngoài chín mươi tuổi nhưng vẫn chữa bệnh cứu người. Lão là người có cá tính luôn điềm tĩnh trước mọi
việc nhưng rất cẩn thận. Truyện được mở đầu bằng sự kiện “tôi” đến nhà lão Mai, kết thúc cũng là việc nhân vật “tôi” rời khỏi nhà lão Mai. Câu chuyện diễn ra như những trang nhật kí, nhẹ nhàng mà đầy ý nghĩa khiến nhân vật tôi khi kể vẫn thấp thỏm, bâng khuâng. Sự việc được mở đầu bằng “tôi” đến nhà lão Mai chữa bệnh cho vợ. Vợ nhân vật “tôi” vốn là một giáo viên nay mắc bệnh nan y, liệt giường và cấm khẩu. Cứ tuần tự sớm nào cũng vậy, tôi đều tới nhà lão Mai cắt thuốc cho vợ. Các sự việc đều diễn ra theo đúng trình tự thời gian. Ngày đầu mới gặp lão Mai để xin nổi một cái đơn thuốc là cả một sự vất vả với nhân vật “tôi”. Nhiều khi anh tỏ ra hoang mang, “vợ thì nằm đấy, đúng là nằm liệt giường, các cháu còn dại, lại lo học, thành thử cứ gặp ông là tôi gào cuống lên, tưởng làm thế là ông nghe rõ, nào ngờ ông vẫn tỉnh bơ, ông vẫn bỏ ngoài tai tất cả. Thật là rầy rà to. Lại có lần ông nằm co trên giường như một con mèo, mặt quay vào tường kêu mệt rồi đuổi tôi về”. Sự nhắc lại những sự việc quá khứ có tác dụng minh hoạ, giải thích rõ ràng hơn về tính cách khác người của lão Mai. Tiếp theo là sự việc nhân vật “tôi” được lão Mai truyền nghề thuốc cho mình. Sau mấy tháng dòng tới nhà lão Mai “tôi” học hỏi được ở đức tính kiên trì, điềm tĩnh của lão, “tôi” tưởng như “chính ông cụ cũng chẳng khác nào một gốc Mai, một con rồng đang ẩn giữa cái thành phố đang ngày một nhốn nháo này”. Lão đang truyền cho tôi một lí lẽ để cư xử giữa nhịp sống đang sôi động này. Nghề thuốc thật khó, làm được như lão Mai càng khó hơn. Những câu hỏi mang tính trắc nghiệm của lão Mai đủ thấy lão yêu nghề biết chừng nào:
- “Trời là quẻ gì? - Thưa quẻ Càn - Đất?
- Chậm rãi từ tốn mà bay lên làm một vẻ tô điểm cho đất thì có quẻ gì? - Thưa đó là quẻ Tiệm. Phong sơn Tiệm”.
Trong mắt “tôi” lúc này, lão Mai đang hiển hiện là “một cây mai cổ thụ, lác đác mấy nụ hoa trắng ngần”. Lão đã gieo mầm sống cho bao người bệnh. Thật diệu kì, bàn tay giơ lên chào “tôi” như một lời tạm biệt chưa biết khi nào gặp lại. Trong đôi mắt đục mờ của lão đang gửi gắm vào “tôi” những gì. Sự việc kết thúc trong niềm xao xuyến, bâng khuâng và xúc động của nhân vật “tôi” khi rời khỏi nhà lão Mai. Câu chuyện được kể laị một cách tuần tự tạo nên mạch truyện thống nhất giúp người đọc được chứng kiến toàn bộ sự việc của câu chuyện một cách rõ nhất, tuần tự theo thời gian biên niên.
Cũng giống như Lão Mai, trong truyện Người của muôn năm trước,
các sự kiện được trần thuật theo trình tự biên niên. Truyện được kể theo điểm nhìn của Liên. Trình tự các sự kiện chính được sắp xếp theo trật tự trước sau, trong quá trình kể, có một đôi chỗ chen vào sự hồi cố, những tình tiết phụ, không ảnh hưởng tới trật tự tự nhiên của các sự kiện chính được kể. Chức năng của các tình tiết phụ đó chỉ có vai trò minh hoạ, làm rõ hơn về thời gian quá khứ của nhân vật hiện hữu, giúp người đọc nắm rõ hơn hành trình của nhân vật. Mở đầu thiên truyện là sự kiện Liên ở trong “căn nhà lợp ba gian hai trái vắng vẻ”, đang ở trạng thái cô đơn, ngắm trời mưa, Liên thèm được đi bắt ếch với lũ bạn. Sau khoảnh khắc chớp nhoáng ấy là toàn bộ hành trình cuộc đời nhân vật Liên được người kể chuyện kể lại tuần tự : “Vào thời gian Liên sắp thành một kĩ sư địa chất, cô lang thang đi thực tập trên vùng núi Lao Cai, lập bản đồ miêu tả hình thái mỏ đồng Sinh Quyền”. Trong chuyến đi thực tế này Liên được làm việc cùng Hinh, người thầy hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp của Liên. Thầy Hinh là “một ông thầy giỏi chuyên môn, được đào tạo kĩ càng ở Liên Xô vĩ đại, nói cho công bằng anh còn đẹp trai và con ông
lớn nữa”. Sự kiện tiếp theo là khi cô ra trường, được công tác ở “viện nghiên cứu ở một Bộ nọ”. Cơ quan sơ tán về quê. Sau đó vài tháng Hinh lại xuất hiện ở cơ quan Liên, “Anh xin thôi giảng dạy chuyển về đây làm tổ trưởng một tổ nghiên cứu. Cô lại làm quân của anh, lại được anh dìu dắt”. Vậy là Liên lại được gần gũi người thầy năm xưa của mình. Trước khi mẹ Liên qua đời, có nói với cô sao không lấy Hinh, bà khuyên Liên lấy Hinh. Theo lời mẹ Liên đã chấp nhận cuộc hôn nhân với Hinh “Hai người báo cáo cơ quan tổ chức trước lúc bà cụ đi ba ngày”. Miền Nam giải phóng vợ chồng Liên rời quê lên Hà Nội, do viện trưởng qua đời, viện phó lên thay, Hinh được bổ nhiệm làm viện phó. Cuộc sống vợ chồng Liên bắt đầu thay đổi, chồng đi công tác nước ngoài liên miên, Liên ở nhà trong nỗi trống trải cô đơn. Tình cảm vợ chồng Liên cũng rạn nứt, không thể có con, lại phải đối mặt với thái độ hững hờ của người thân, đặc biệt là chồng nên Liên càng cô đơn. Hinh đang chạy theo con đường danh lợi, không mấy mặn mà với chuyện con cái nên khi nghe Liên bàn tới chuyện đó là “Hinh quát - anh quát rất vang, Cô lại sắp dở chứng rồi, đàn bà đúng là gàn dở, hấp lìm, lúc nào cũng chỉ mong đẻ là nghĩa làm sao, không có con thì đã chết à, còn công việc nữa chứ, công việc đang ngập mắt lên đấy”. Vậy là sự nghiệp đã được Hinh đặt lên số một, trong khi anh đâu biết vợ anh rất cần một đứa con để bế ẵm, để bớt cô đơn lúc anh vắng nhà. Giờ anh đã là viện trưởng, đã mua đất ở Sài Gòn và Vũng Tàu. Ngoài Bắc anh cũng mua một mảnh ở Láng. Bất chấp việc mải mê làm giàu của chồng, Liên vẫn bàng quan, cô xin về hưu non. Hinh đang làm những việc động trời khiến bao người ái ngại, “mới đây anh đã làm quả liều xin phép thành phố biến một khu đất hoang hoá đầy mồ mả ở ngoại ô thành nơi liên doanh liên kết”. Theo dư luận, đó là việc tày trời, là anh “đang can dự cái tội động vào mồ mả danh nhân”. Hinh không nghĩ vậy, bất chấp tất cả
để có lợi cho mình, anh cho rằng “nếu lúc này dựng xác tổ tiên dậy được để làm giàu thì cũng phải dựng”. Sống mà chỉ nghĩ đến kẻ đã chết thì liệu có còn là người nữa hay không?”. Một suy nghĩ hết sức khác người, đó là tư tưởng lạnh lùng, tàn nhẫn, có phần vô ơn, uống nước không cần nhớ đến nguồn. Đặt tư lợi lên trên hết. Nó đi ngược lại truyền thống đạo lí của cha ông ta. Trái với sự mạnh mẽ của chồng là sự xanh xao, yếu đuối của Liên. Sự ám ảnh của Liên rất rõ khi “có đêm nửa tỉnh nửa mê cô đã nom thấy những bóng ma, những vong hồn đi từ buồng này sang buồng khác”. Liên đang gánh tội thay cho chồng chăng? Từ ông cụ áo the khăn sếp tới những người đang cầm đầu của mình cười cợt…tất cả khiến Liên ám ảnh, cô đang van lạy họ, xin họ tha tội cho chồng. Trong khi Hinh vẫn điềm nhiên sống, vẫn bàng quan trước tất cả những lời can ngăn của vợ. Sớm hôm sau tin một Bộ trưởng ở một Bộ nào đó vừa chết, “một vụ trưởng nào đó sẽ được thành thứ trưởng”. Hinh tiếc vì không ở Bộ anh. Vậy là khát vọng leo cao trên đường công danh vẫn đeo đuổi Hinh. Với Liên, cô đã chọn giải pháp “rút lui” về quê. Trước khi đi Liên đã khuyên chồng nên dừng tất cả lại “anh định nấp vào một chỗ chứ gì, nhưng liệu có kịp không, có chắc chắn không. Trần gian không thiếu gì chỗ cho những người như anh ẩn náu, nhưng còn người âm thì sao, với ma quỷ thần thánh anh có trốn lủi nổi không?”. “Người của muôn năm trước” vẫn đang hiển hiện từng giờ để đòi lại mộ phần của họ, đòi lại vị trí của họ. Chỉ có Liên mới hiểu điều đó. Liên trở lại quê và gặp ông Vồ, một con người được coi là “một giá trị bền vững” của làng quê. Trong ông có bóng của nghìn xưa, “là bóng dáng, là hiện hữu của tổ tiên từ muôn năm trước”. Vì thế, gặp ông Liên như gặp lại quê hương, xóm làng. Tình tiết người kể chuyện hồi cố về những nét tiêu biểu của ông Vồ trong quá khứ nhằm soi sáng nhân vật, minh hoạ thêm cho nhân vật. Đó là sự kiện ông khai phá đất trên núi trồng
hoa màu, ông bị Tây đá mông, ông phất cờ dẫn bà con đi phá kho thóc Nhật. Sự trở về của Liên làm ông vui. Ông tới thăm Liên, đã cho Liên hiểu thêm về nguồn cội, về nhân tình thế thái. Liên đã được trở về quê hương, trở về với ngôi nhà xưa, “cô sẽ nằm mơ và sẽ thức dậy như bao lớp người đã mơ trên miền đất này từ muôn năm trước”.
Sự sắp xếp các tình tiết theo trình tự biên niên giúp cho mạch truyện có sự nhất quán, người đọc dễ theo dõi nắm bắt các sự kiện của câu chuyện hơn. Cả câu chuyện là hành trình cuộc đời nhân vật Liên, mở đầu là ngôi nhà xưa và kết thúc cũng ở ngôi nhà ấy, nhưng tâm trạng có khác, Liên đã tìm lại được chính quê hương mình, cuộc đời mình. Cô đã gặp lại “những người của muôn năm trước” cả trong cuộc đời thực và cả trong mơ. Liên đã thoát khỏi sự ám ảnh bấy nay, còn với Hinh chồng chị không hiểu bao giờ mới có được sự thanh thản về tâm hồn. Đường danh lợi đã trói buộc anh, làm anh quên đi tất cả cội nguồn. Sắp đặt các sự kiện theo trình tự biên niên đã tạo nên chiều sâu cho tác phẩm, sự lôgic giữa các sự kiện, vì thế câu chuyện mang một vẻ thuần khiết, dung dị mà không kém phần hấp dẫn.
Kể theo trình tự biên niên đã tạo ra sự liên kết giữa chuỗi các sự kiện với nhau. Bên cạnh đó, mạch truyện vẫn có sự liên tục nhất quán. Người đọc có thể liên tục kết nối các sự kiện và có thể “nắm bắt trọn vẹn cái thông điệp được mã hoá” [38]. Đó là nét đặc trưng trong nghệ thuật trần thuật của Đỗ Chu.
2.1.2. Trình tự kể đảo lộn đan xen
Không giống với rình tự kể chuyện biên niên, các tác phẩm tự sự còn xuất hiện trình tự đảo lộn, đan xen các sự kiện. Nếu như trình tự kể chuyện biên niên là miêu tả các sự kiện tiêu biểu theo kiểu tuyến tính, “là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau” [40] thì kể theo trình tự đảo
lộn là kể lại các sự kiện không theo trình tự trước sau mà có thể là sự lồng ghép đồng hiện các sự kiện. Đó có thể là “sự đảo ngược thời gian, đòi hỏi hồi tưởng, hồi thuật, từ một điểm của thời hiện tại mà trở về thời gian đã qua” [4o]. Theo Nguyễn Thái Hoà, đó là trình tự kể mà “người kể xếp đặt xáo trộn thời gian từng thời điểm hoặc toàn bộ truyện” [23]. Kể theo trình tự đảo lộn, đan xen là những chi tiết sự việc đan xen nhau. Có thể câu chuyện bắt đầu ở thời điểm hiện tại, dịch chuyển về quá khứ rồi quay lại hiện tại, trình tự kể sẽ có sự chen ngang của các tình tiết khác, khiến cho mạch truyện có sự rẽ ngang sang một hướng khác nhằm giải thích cho sự xuất hiện của nhân vật hay soi sáng quá khứ của nhân vật tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện được kể. Nó tạo ra sự phong phú cho hình ảnh được kể vì mỗi lần đảo lộn đan xen thì “đồng thời tạo ra một số không gian mới, hình ảnh mới. Đặc biệt là luôn luôn tạo ra được những bất ngờ thú vị. người đọc khó mà dự đoán được những gì sẽ diễn ra tiếp theo, mặc dù đó là những sự kiện nhỏ nhặt, tầm thường trong cuộc sống” [23].
Khảo sát truyện Đỗ Chu chúng tôi thấy, phần lớn những truyện viết sau những năm 1980 đều kể theo lối đảo lộn đan xen. Có truyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại như: Hoạ mi hót, Mưa tạnh, Mận trắng, Cánh đồng không có chân trời… Có truyện lại bắt đầu từ thời điểm quá khứ như: Một loài chim trên sóng. Mở đầu ở thời điểm hiện tại nhưng không dừng lại ở đó để kể
chuyện hiện tại. Đó chỉ là những tình tiết mở đầu, tạo ra các tình huống gặp gỡ, hồi tưởng kỉ niệm.. để từ đó câu chuyện mở ra theo dòng hồi tưởng của