TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 35 - 38)

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Hoạt động cho vay của các ngân hàng thươ ng mại luôn chứa đựng những rủi ro và những rủi ro này sẽ có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế . Sự đổ vỡ của hàng loạt các tổ chức tín dụng ở nước ta trong những năm 1989 đến năm 1991, cũng như sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn của Mỹ, Anh trong thời gian vừa qua:

Ngân hàng IndyMac - một trong những ngân hàng tín dụng và cho vay lớn nhất ở Mỹ (sụp đổ chính thức vào ngày 11/7/2008) đã không thể cầm cự sau khi các nhà đầu tư ồ ạt rút hơn 1,3 tỉ đô la Mỹ (USD) trong vòng mười một ngày và IndyMac đã thua lỗ gần 900 triệu USD do giá nhà đất giảm và số khách hàng vay vốn mua nhà tuyên bố phá sản tăng cao [19].

Leman Brothers (chính thức sụp đổ vào ngày 12/9/2008), là nạn nhân của cơn bão tín dụng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ khi q nhiều người mua nhà khơng có khả năng trả nợ ngân hàng; sự tan rã của ngân hàng cho vay cầm cố Northern Rock của Anh;... và hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế là vơ cùng to lớn. Do đó, pháp luật của mỗi quốc gia đều có những quy định riêng điều chỉnh hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên các quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay , tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay lại chỉ được quy định tại các v ăn bản pháp luật có liên quan . Bất động sản là loại tài sản chủ yếu đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam , điều này đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải có những điều chỉnh kịp thời hoạt động cho vay của các ngân hàng, giúp cho việc thực hiện các giao dịch bảo

đảm cũng như việc xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản được thực hiện hợp pháp , nhanh chóng trước những biến động về lãi suất ngân hàng, giá thị trường bất động sản ,... như hiện nay ở Việt Nam .

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay , các văn bản về giao dịch bảo đảm nói chung và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng được quy định tại tro ng nhiều lĩnh vực : dân sự , đất đai và tín dụng ngân hàng... Trong lĩnh vực dân sự , Bộ luật D ân sự năm 2005 đã quy định rất cụ thể về việc xử lý tài sản bảo đảm . Bộ luật D ân sự năm 2005 cũng quy định bên nhận tài sản thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ , trừ trường hợp c ác bên có thỏa thuận khác (Điều 355). Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã dành một chương để quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm . Theo quy định tại Nghị định này , bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản theo thỏa thuận , được bán, chuyển nhượng tài sản nếu không xử lý theo thỏa thuận . Pháp luật đất đai cũng quy định riêng về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp , đã bảo lãnh để thu hồi nợ tạ i Luật Đất đai năm 2003 (Điều 130). Theo quy định này, việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo phương th ức thỏa thuận trong hợp đồng , trường hợp không xử lý được theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đờng, thì bên nhận thế chấp , bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quy ền bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật .

Ngoài các quy đ ịnh về xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân sự còn có hệ thống các văn bản pháp luật quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng . Luật C ác tổ chức tín dụng được sửa đổi bổ sung năm 2004 đã quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay và quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ng ân hàng thương mại theo các phương thức bán , chuyển nhượng tài sản , yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và khởi kiện khách hàng (Điều 52, Điều 54). Tuy nhiên , Luật Các t ổ chức tín dụng năm 2010 lại khơng quy đị nh cụ thể chi tiết về

phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà chỉ quy định mang tính chất chung chung như Khoản 2 Điều 95 quy định : "Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật" [42]. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 nhưng chưa có một văn bản hướng dẫ n cụ thể các quy định của Luật , vì vậy thực tế vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng gặp nhiều bất cập.

Hiện nay, Nghị định 163/2006/NĐ-CP chính là kim chỉ na m trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng th ương mại. Nghị địn h cũng quy định cụ thể về việc thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong thế chấp . Vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản hiện đang là mối bức xúc của các ngân hà ng thương mại ở Việt Nam bởi ngay trong Luật Đất đai năm 2003, Bộ luật Dân sự năm 2005 và các N ghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau . Khi thiết lập một giao dịch bảo đảm tiền vay , các ngân hàng thương mại hướng tới hai mục đích: trước hết là nhằm tăng cường trách nhiệm trả nợ của bên vay , sau đó, nếu bên vay khơng trả được nợ , thì ngân hàng có cơ sở kinh tế và cơ sở pháp lý để thu hồi nợ vay thông qua xử lý tài sản bảo đảm. Các ngân hàng thương mại phải chấp nhận tiến hành rất nhiều thủ tục , từ ký kết , công chứng Hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm đến lưu trữ hồ sơ , theo dõi biến động của tài sản trong suốt thời hạn khách h àng vay vốn , với mong muốn xác lập được một giao dịch bảo đảm tiền vay phù hợp với quy định của pháp luật , bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay . Thế nhưng nghịch lý vẫn tồn tại ở chỗ trong những trường hợp khách hàng v ay không tự nguyện trả nợ và bên bảo đảm không chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình thì các ngân hàng lại gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay . Đa sớ các trường hợp đều có thời gian xử lý kéo dài kéo theo sự tốn kém về công sức, tiền của, thậm chí có những trường hợp không thu hồi được nợ .

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 35 - 38)