CHỦ THỂ THAM GIA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 70 - 75)

TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Các ngân hàng th ương mại là chủ thể quan trọ ng trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản , được pháp luật trao quyền để thu hồi khoản nợ đã cho khách hàng v ay… Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 quy định:

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác [37].

Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011 thay thế Luật Các tổ chức tín dụng trước đây đã có quy định cụ thể như sau :

"Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận" [42]. Vậy, các ngân hàng thương mại có quyền áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay . Đây thực chất là một hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng nói chung để thu hồi lạ i các khoản nợ . Thực tế là các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại đã lập bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này . Đa phần những khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đ ều có tài sản bảo đảm và chủ yếu tài sản bảo đảm là bất động sản : nhà cửa , đất đai… Tuy nhiên , trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm , các ngân hàng thương mại không thể tham gia các giao dịch chuyển nhượng để thu hồi các khoản nợ vì Luật Các tổ chức tín dụng quy định : "Các tổ chức tín dụng không được trực tiếp kinh doanh bất động sản ". Giữa thực tế phải bảo toàn vốn và pháp luật quy định

như vậy, nên các ngân hàng thương mại từ chỗ áp dụng biện pháp an toàn cho món nợ vay , giờ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan . Nợ cho vay không thu hồi được, lại phải quản lý tài sản thay cho người đi vay .

Theo Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, "tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng nước ta hiện ước khoảng 3% tổng dư nợ tín dụng (tính theo chuẩn kế tốn Việt Nam) và 4 - 5% (theo chuẩn kế toán quốc tế)" [45]. Xuất phát từ tình hình thực tế và qua tham khảo cách giải quyết nợ tồn đọng và mô hình c ông ty quản lý nợ của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như : công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ở Thái Lan , Công ty Danahatan của Malaysia chuyên mua bán , quản lý và xử lý tài sản nợ , tài sản có của tổ chức tài chính của nước này . Cơng ty này có chỉ định kiểm soát đặc biệt hoặc quản lý toàn bộ hoạt động bất kỳ một doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Malaysia khi thấy cần thiết . Danahatan có trách nhiệm quản lý các tài sản có nguy cơ xuất hiện nợ xấu để các ngân hàng , các doanh nghiệp có thể khơi phục lại hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh . Các khoản vay có vấn đề của các doanh nghiệp được chuyển giao từ ngân hàng sang Danahatan mà

không cần sự đồng thuận của con nợ . Không những thế , Danahatan còn có quyền chỉ định người kiểm soát và quản lý hoạt động của công ty mắc nợ . Dựa vào sự kiểm soát đặt biệt này , Danahatan xử lý triệt để nợ xấu bằng cách thu hồi đố i với các khoản nợ của các chế định tài chính yếu kém nhất . Tháng 01/2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có đề nghị xin thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp thuộc các ngân hàng thương mại trình Chính phủ và đã được Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 122/CP-KTTH ngà y 03/02/2000. Do đó ngày 30/6/2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Công văn số 580/CV-NHNN chấp nhận cho Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản . Đến tháng 9/2000 Công ty Quản lý nợ và khai tác tài sản của Ngân hàng Công thương Việt Nam đi vào hoạt động . Đó là loại hình công ty mới lạ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam . Ngân hàng Công thương Việt Nam trở thành ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản . Sau đó, rất nhiều các ngân hàng cũng thành lập và ra mắt công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mình . Ngân hàng Sà i Gòn công thương - một ngân hàng thương mại cổ phần cũng có Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản đặt tại Thành phớ Hờ Chí Minh . Hiện nay , rất nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã thành lập cho mình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản với nhiệm vụ : tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo giá thị trường… Theo Phó Tổng giám đốc Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Quản lý nợ và Khai thác tài sản đảm bảo (VIB AMC - Công ty 100% vốn của Ngân hàng Quốc tế VIB), tỷ lệ nợ xấu thấp không đồng nghĩa với khối lượng nợ xấu thấp, do tỷ lệ nợ xấu được tính trên tổng dư nợ tín dụng, khi ngân hàng càng phát triển hoạt động tín dụng thì khối lượng nợ xấu càng cao. Các ngân hàng có thể "phịng ngừa từ xa", thơng qua việc xây dựng hệ thống kiểm sốt nợ có tính chun nghiệp,

thanh tốn nợ, từ đó có giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro nợ khó địi. Ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng cho cán bộ và tư vấn giúp cho doanh nghiệp quản lý nợ của chính họ.

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản hiện nay vẫn đang là vấn đề còn gây tranh cãi , do các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này , hơn nữa, quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là sự tham gia của nhiều chủ thể , nhất là tài sản là bất động sản . Khi các chủ thể không có tiếng nói chung thì quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản sẽ bị kéo dài , mất nhiều thời gian và công sức mà ngân hàng thương mại vẫn khơng thu hồi được nợ . Ví dụ như:

Năm 1994, Công ty BM được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An giao 10.000 m2 đất tại xã Nghi Kim huyện Nghi Lộc để xây dựng khu sản xuất và chế biến. Sau đó, Công ty này đưa quyết định cấp đất đến Ngân hàng X Nghệ An thế chấp tài sản để vay 1,5 tỷ đồng và 280 nghìn Đơ la Mỹ . Tháng 8/1997, Cơng ty BM có cơng văn đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 12/1997, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 10.000 m2 đất cho Công ty BM. Tháng 9/2001, do không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh nên Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An có thơng báo thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đồng thời xoá tên doanh nghiệp trong Sổ Đăng ký kinh doanh đối với Công ty BM. Tháng 01/2001, Công ty BM ký hợp đồng bán toàn bộ tài sản và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Thương mại Nghệ An với giá 4,6 tỷ đồng.

Dù bị xóa tên, tài sản đã chuyển nhượng song tháng 12/2001 Cơng ty BM vẫn có tờ trình gửi Ngân hàng X Nghệ An với nội dung xin tự bán tài sản để hoàn nợ. Tháng 3/2002, Cơng ty BM lại tiếp tục có tờ trình gửi Ngân hàng X Nghệ An xin tự nguyện bàn giao tài sản cho ngân hàng để xử lý nợ. Ngày

05/6/2003, Ngân hàng X Nghệ An phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp để ký hợp đồng bán đấu giá tài sản theo trình tự xử lý tài sản thế chấp. Song Trung tâm Bán đấu giá tài sản đã phát hiện số tài sản này Công ty BM đã bán cho Công ty Thương mại Nghệ An.

Sau khi phát hiện Công ty BM gian lận, Ngân hàng X Nghệ An đã có cơng văn báo cáo sự việc lên Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An để chỉ đạo hướng xử lý. Đến ngày 08/9/2009, sau khi Thanh tra liên ngành vào cuộc, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An mới có quyết định về hướng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản giữa Ngân hàng X Nghệ An và Công ty Thương mại Nghệ An. Về phần Ngân hàng X Nghệ An, trong quyết định nói rõ: Tài sản thế chấp của Công ty BM khi thế chấp tại Ngân hàng X Nghệ An là hợp lệ. Cũng trong quyết định này cho biết: Trước khi mua tài sản và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Công ty BM, Công ty Thương mại Nghệ An có xin chủ trương của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và đã được đồng ý cho mua.

Rắc rối cho việc giải quyết vụ việc là đến nay, Công ty BM đã giải thể; ơng Hồng Huy Quang, Giám đốc Cơng ty này đã chết. Vì thế, ngày 08/9/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định giao Ngân hàng X Nghệ An trực tiếp ký hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản và 10.000m2 đất của Công ty BM. Toàn bộ số tiền thu được từ bán tài sản và đất nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của tỉnh. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa đi đến đâu, vì hai bên Ngân hàng X Nghệ An và Công ty thương mại Nghệ An chưa tìm được tiếng nói chung.

Thực trạng trên đây đang là vấn đề nổi cộm trong hệ thống pháp luật về dân sự , tín dụng ngân hàng , thủ tục hành chính , cần phả i có những điều chỉnh, sửa đổi mang tính toàn diện trong hệ thống pháp luật V iệt Nam và cần có một cơ chế linh hoạt , chủ động cho các chủ thể tham gia vào quá trình xử

lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sả n đúng với vị trí , vai trò , trách nhiệm, quyền hạn của mình .

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)