ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 là căn cứ áp dụng phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. Tuy nhiên , bản thân các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005 không thống nhất về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận . Luật Đất đai năm 2003 quy định quy ền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý đượ c bán đấu giá (Điều 68). Trong khi đó , Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định nếu không thỏa thuận về phương thức xử lý t ài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện ra tòa án (Điều 721). Mặc khác thủ tục xử lý tài sản bảo đảm nhất là bất động sản thông qua khở i
kiện ra tòa án còn rất chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thơng thường phải kéo dài ít nhất hai năm. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Hiện nay , khi xử lý tài sản bả o đảm tiền vay là bất động sản thì các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chủ yếu c ăn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm . Theo những quy định tại hai văn bản luật này thì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản để thu hồi nợ đã được mở rộng , các hình thức xử lý đã đa dạng hơn :
- Xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng ;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm ;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản là bất động sản;
- Khởi kiện ra tòa án.