Phương thức bán tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 49)

Theo Khoản 1 Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP có nêu phương thức bán tài sản bảo đảm là một trong những phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại . Điều 65 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:

Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật . Riêng đối với tài sản bảo đảm có thể định giá cụ thể , rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo thị trường mà không phải qua th ủ tục bán đấu giá , đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) [12]. Khoản 1 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đ ất, tài sản gắn liền v ới đất trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý quy định : "Đối với trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá" [12].

Trên thực tế, người xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thường là các ngân hàng thương mại . Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì "chủ thể xử lý tài sản bảo đảm" là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền ,

bán tài sản phải lập thành hợp đồng giữa bên bán tài sản và bên mua tài sản . Bên bán tài sản được trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán , chuyển nhượn g và làm thủ tục chuyển nhượng tài sản. Như vậy, có thể rút ra định nghĩa tổng quát:

phương thức bán tài sản bảo đảm tiềy vay là phương thức để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm , là hình thức để xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách chính xác, khách quan nhất do tài sản được bán và xác định giá tại thị trường.

Tuy nhiên , nhìn từ thực tiễn áp dụng về phương thức này có thể thấy những vướng mắc như sau :

- Việc trao quyền cho tổ ch ức tín dụng hay các ngân hàng thươn g mại được bán tài sản như trình bày ở trên là quy định vượt quá giới hạn nêu trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ trao quyền cho bên nhận bảo đảm được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá (nay là Trung tâm Đ ấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp ), nếu các bên không có thỏa thuận khác . Tuy nhiên trong trường hợ p bên bảo đảm không tự nguyện chuyển giao tài sản để Trung tâm Đấu giá tài sản bán thì các cơ quan này đành trả hồ sơ cho các ngân hàng thương mại vì họ không có lực lượng để cưỡng chế thi hành án . Đây chính là một trong nhữn g nguyên nhân dẫn đến tồn đọng một số lượng lớn tài sản bảo đảm là bất động sản tại các ngân hàng thương mại chưa được xử lý .

- Pháp luật hiện hành không quy định về quy trình , thủ tục để các chủ thể thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm , trừ việc ủy quyền bán đấu giá tài sản cho trung tâm hoặc d oanh nghiệp có chức năng bán đấu giá . Thực tế cho thấy, việc ban hành quy trình , thủ tục bán tài sản công khai , khách quan sẽ quyết định tới giá trị xử lý tài sản bảo đảm và ảnh hưởng tới việc thực h iện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại các ngân hàng thương mại , đặc biệt là trong trường hợp không có sự thỏa thuận hoặc không có sự tham gia của bên bảo đảm và quy trình xử lý tài sản bảo đảm .

- Việc quy định trao quyề n bán tài sản cho tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại mới được ghi nhận tại các văn bản về xử lý tài sản

bảo đảm tiền vay mà chưa được điều chỉnh tại các văn bản liên quan đến việc xử lý tài sản như quy định về hồ sơ, thủ tục và việc xác định năng lực hành vi của người chuyển nhượng tài sản trong thủ tục chuyển quyền sở hữu , quyền sử dụng, công chứng ... Chính sự không đồng bộ này đã tạo ra những vướng mắc cho các ngân hàng thương mại hoàn tất thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay .

Hơn nữa , theo Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC, các tổ chức tín dụng phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được phép bán đấu giá t ài sản. Thủ tục xin phép này trên thực tế rất mất thời gian , thậm chí trong nhiều trường hợp còn bị ách tắc do cơ quan nhà nước không tuân thủ quy định của pháp luật . Như trường hợp sau đây:

Công ty cổ phần XNK-DL-HTQT, số Đăng ký kinh doanh : 010101011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp 24/5/2002, vay vốn tại Ngân hàng X theo Hợp đồng tín dụng số 1416/HĐTD ngày 24/09/2003, số tiền vay là 500.000.000 (năm trăm triệu ) đồng. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất tại phố Lạc Trung , phường Lạc Trung , quận Hai Bà Trưng , thành phố Hà Nội, thuộc sở hữu của ông Nguyễn Duy H - Phó Giám đốc Công ty . Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo lãnh đã được công chứn g và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Ủy ban nhân dân phường Lạc Trung theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm đó . Đến hạn trả nợ , Công ty cổ phần XNK- DL-HTQT không thực hiện nghĩa vụ của mình , Ngân hàng X sau nhiều lần đôn đốc Công ty và chủ tài sản không thành , đã quyết định bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ .

Thực hiện đúng các thủ tục theo luật định , Ngân hàng X đã gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, nơi có đất, đề nghị cho phép bán đấu giá. Tuy nhiên, cán bộ địa chính của quận Hai Bà Trưng không tiếp nhận hồ sơ với lý do rằng khi đăng ký giao dịch bảo đảm , ngân hàng đăng ký tại phường Lạc Trung , không đăng ký tại quận nên quận không quản lý trường hợp này và không cho phép bán đấu giá (mặc dù trong hồ sơ ngân hàng gửi có đầy đủ

xác nhận, chữ ký, con dấu của Ủy ban nhân dân phường Lạc Trung ). Cán bộ ngân hàng đã phải đến làm việc nhiều lần , đem theo tất cả các văn bản pháp luật liên quan để giải thích nhưng vẫn không được việc. Khi được ngân hàng yêu cầu trả lời bằng văn bản về lý do không cho phép bán đấu giá , cán bộ địa chính phụ trách giải quyết công việc chỉ hứa hẹn n hiều lần mà không thực hiện .

Sau khi được cho phép bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ , ngân hàng phải làm thủ tục chuyển hồ sơ qua doanh nghiệp bán đấu giá tài sản hoặc qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (thuộc Sở Tư pháp) để bán đấu giá tài sản. Ở công đoạn này , ngân hàng phải trải qua rất nhiều bước nhỏ như niêm yết công khai , thống nhất giá khởi đi ểm, tổ chức phiên đấu giá ,... Nếu cuộc đấu giá thành công , ngân hàng lại phải cù ng bên mua tài sản và chủ tài sản thực hiện các thủ tục ký hợp đồng , sang tên, trước bạ cho người mua . Công đoạn này cũng gây nhiều tốn kém về thời gian , chi phí cho ngân hàng do sự "nhũng nhiễu" của các cán bộ Nhà nước làm thủ tục giấy tờ .

Ngoài ra, trong quá trình bán đấu giá tài sản là bất động sản để thu hồi nợ, các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn , như:

- Các cơ quan nhà nước thường không đồng ý xác nhận vào các văn bản trong quá trình ngân hàng bán đấu giá tài sản mà không có lý do chính đáng. Trong khi đó , theo quy định của pháp luật hiện hành , gần như mọi giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đều phải có xác nhận , công chứng , chứng thực, đăng ký, cho phép của cơ quan n hà nước nên nếu họ không đồng ý, việc xử lý nợ sẽ bị gián đoạn , ách tắc.

- Một thực tế ở nước ta hiện nay là các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài s ản gắn liền với đất còn rất lộn xộn , giá trị pháp lý không rõ ràng . Những tài sản có giấy tờ hợp pháp là rất ít , chủ yếu là giấy tờ "hợp lệ". Quyền sử dụng đất với các loại giấy tờ này vẫn tham gia vào thị

trường bất động sản rất phổ biến , nếu không muốn nói là chiếm đa số . Tuy nhiên, khi phải xử lý tài sản bảo đảm , thì cơ quan chức năng lại không chấp

nhận các giấy tờ này , nên mặc dù nhiều trường hợp không có tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng nhưng ngân hàng cũng không thể bán được tài sản .

Qua ví dụ trên , có thể thấy được rằng , "con đường" xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thật lắm gian truân . Có quá nhiều công đoạn và tại mỗi công đoạn lại có thể gặp "ách tắc" do cung cách làm việc của các thiết

chế hỗ trợ ở nước ta hiện nay . Điều này đã và đang cản trở quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ một cách hợp pháp của các ngân h àng, làm ảnh hưởng đến an toàn tín dụng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

thương mại. Thực trạng này cần được thay đổi .

2.2.2.2. Phương thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm

Tại Điều 296 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về "thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được" thì phương thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay

để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm chính là sự vận dụ ng nội dung này. Điều 70 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định : "Người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 493 Bộ luật Dân sự " [12]. Khoản 2 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đ ất trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý quy định :

Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua , người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác [12].

Vậy, pháp luật đã tạo được hành lang pháp lý và ngày càng mở rộng quyền xử lý quyền sử dụng đất cho các chủ thể nhận thế chấp và bảo lãnh . Tuy nhiên giữa quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 với quy định tại văn bản pháp luật đất đai , giữa văn bản pháp luật đất đai với văn bản trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thi hành không thống nhất với nhau về loại đất xử lý , phương thức xử lý và quyền xử lý quyền sử dụng đất. Nguyên nhân này dẫn đến những khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ và làm cho các cơ quan có thẩm quyền lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để thực hiện thủ tục hành chính cần thiết cho việc xử lý quyền sử dụng đất .

Dưới góc độ nghiệp vụ , "việc tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm sẽ tác động đến giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động của loại hì nh chủ thể này, trong đó có việc đầu tư vào tài sản cố định của một tổ chức tín dụng không được vượt quá 50% vốn tự có " [29]. Hơn nữa quy định này xung đột với quy định tại Điều 259 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc quyền sở hữu của chủ tài sản bị xử lý chấm dứt khi việ c xử lý tài sản do cơ quan n hà nước có thẩm quyền thực hiện .

Dưới góc độ lý luận, phương thức này là một phương thức mà pháp luật trao quyền cho các ngân hàng thương mại nhằm giải phóng tối đa các khoản nợ xấu và bán tài sản bảo đảm nợ tồn đọng hoặc những tài sản khó xử lý, tài sản đặc thù. Việc xử lý tài sản theo phương thức này mà không có thỏa thuận với bên bảo đảm tại hợp đồng là một đặc cách mà pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đã quy định cho các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng . Tuy nhiên nếu trong trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện phương thức này mà không thỏa thuận được với bên bảo đảm thì sẽ không tuân thủ tính công khai , khách quan của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay .

Hiện nay , có một số cách hiểu và vận dụng phương thức nhận tài sản để tha y thế nghĩa vụ được bảo đảm không thống nhất . Theo quy định hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành thì khi tổ chức tín dụng thực hiện phương thức này , tài sản sẽ được xác định giá trị để bù trù nghĩa vụ . Trường hợp giá trị tài sản được định giá không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ , trường hợp giá trị tài sản được định giá cao hơn thì phần chênh lệch đó sẽ thuộc về bên bảo đảm . Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng việc x ác định giá trị tài sản tại thời điểm cấn trừ không có ý nghĩa , bên bảo đảm sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ đến khi tài sản bảo đảm được bán để thu hồi nợ . Mặc dù vậy , khi ngân hàng thương mại xử lý tài sản , số tài s ản có giá trị dôi ra so với giá trị xác định tại bản án vẫn được coi là tài sản của bên thế chấp , bảo lãnh mà không phải là tài sản của ngân hàng thương mại đã nhận tài sản cấn trừ . Quan điểm này không phù hợp với b ản chất của phương thức "bán tài sản". Đồng thời, việc hiểu và vận dụng phương thức nhận tài sản theo quan điểm này không bảo đảm được lợi ích của các ngân hàng thương mại khi thực hiện xử lý tài sản bằng phương thức nhận tài sản.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 49)