nhất định như đã phân tích . Chính các tính chất , đặc điểm này đặt ra yêu cầu về việc xây dựng được cơ chế điều chỉnh , cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng vừa bảo đảm nguyên tắc cơ bản chung của giao dịch bảo đảm , vừa phù hợp với đặc điểm riêng của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản.
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN BẤT ĐỘNG SẢN
Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không chỉ phục vụ mục tiêu kinh doanh mà còn bảo đảm mục tiêu hoạt động an toàn , ổn định , phát triển của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại bản chất là quan hệ hợp đồng , khả năng thu hồi vốn vay của các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ trả nợ của khách hà ng. Việc quy định các biện pháp bảo đảm tiền vay với mục đích là nhằm giảm bớt rủi ro khi khách hàng không trả được nợ vay. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói chung và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng để thu hồi nợ cho các ngân hàng thương mại là biện pháp khắc phục rủi ro đối với khoản tín dụng và là "nguồn thu nợ thứ hai" của
các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng nói chung . Có thể khẳng định mợt điều , khi áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay thì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản không phải là cái đích mà các ngân hàng thương mại mong muốn nhưng trong điều kiện nền kinh t ế thị trường của nước ta hiện nay thì có lẽ bảo đảm tiền vay là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo toàn vốn của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng .
Chính vì vậy mà quan hệ tín dụng ngân hàng đặt ra mục đí ch của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản là cần phải thực hiện việc xử lý
một cách nhanh chóng để các ngân hàng thương mại và các tở chức tín dụng có thể đảm bảo khả năng thanh toán , khả năng chi trả và cấp tín dụng cho nền kinh tế.