THỜI ĐIỂM XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 75 - 76)

SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Về nguyên tắc , việc xử lý tài sản trong giao dịch dân sự được phát sinh khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết . Như vậy, thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản sẽ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ . Nếu các bên khơng có thỏa thuận thì bên có qùn khơng được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản trước thời hạn. Tuy nhiên , trong quan hệ tín dụng ngân hàng , nghĩa vụ được bảo đảm rộng hơn, bao gồm nghĩa vụ trả nợ vay khi đến hạn , nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng , nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc sử dụng vốn của khách hàng và nghĩa vụ thực hiện cam kết khác .

Trong bảo đảm tiền vay thì thời điểm phát sinh xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản sẽ xảy ra khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ hoặc khi khách hàng vay vi phạm các cam kết khác về việc sử dụng vốn với các ngân hàng thương mại. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản không cần phải đợi đến thời điểm khoản nợ đến hạn trả nợ. Ví dụ như: Năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng B Cho Công ty PT vay 2 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh. Tài sản bảo đảm tiền vay là ngôi nhà đang kinh doanh nhà nghỉ có diện tích là 150 m2 trong khn viên 663 m2 đất tại thửa đất số 485, tờ bản đồ số 5, thôn Xuân Tảo, xã Xuân La, huyện Từ Liêm của vợ chồng ông L và bà N. Công ty PT không sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh theo như đã cam kết, Công ty PT đã sử dụng số tiền để xây dựng một tồ nhà văn phịng. Ngân hàng B cho rằng Công ty đã sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng B đã quyết định thu hồi nợ trước hạn, nhưng Công ty PT không trả được nợ. Tháng 12/2007, ngân hàng B đã yêu cầu Công ty PT, ông L và bà N cùng kết hợp với ngân hàng thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là phần bất động sản trên.

Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một điều luật cụ thể quy định về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản , mà chủ yếu dựa trên các quy định tại Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ , cũng như Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm… (Điều 56). Do vậy, các ngân hàng thương mại phải vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật vào thực tiễn để xác định đúng các vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay , từ đó đưa ra thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hợp lý và đúng pháp luật .

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 75 - 76)