THANH TOÁN THU HỒI NỢ TỪ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 76 - 80)

TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Thanh toán thu hồi nợ là một khâu quan trọng trong quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản . Các ngân hàng thương mại thu hồi được khoản n ợ, xác định giá trị tài sản bảo đảm để hồn tất quy trình xử lý . Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán :

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đ ược xác định theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự . Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên, thanh toán cho nhau . Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được thanh to án trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền . Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh tốn cho bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được than h toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm [12, Điều 6]. Mục VII Phần B Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC hướng dẫn việc thanh toán thu hồi nợ được thực hiện theo thứ tự: chi phí xử lý, thuế và phí nộp ngân sách (nếu có), nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn. Thực tế thực hiện quy định về thuế và phí nộp ngân sách nêu trên

giữa các Bộ, Ngành chưa thống nhất. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 2791/VPCP-KTTH ngày 24/5/2002 của Văn phịng Chính phủ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau: nội dung "thuế và

các khoản phí nộp ngân sách (nếu có)" nêu tại Thông tư liên tịch số

03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 (nêu trên) được hiểu là các khoản thuế và phí phát sinh trực tiếp từ việc bán tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có) mà pháp luật quy định thuộc trách nhiệm của bên khách hàng vay có tài sản bảo đảm bị xử lý, không bao gồm các khoản nợ đọng thuế. Tuy nhiên, văn bản gần đây nhất là Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên khi áp dụng trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc.

Đối với tài sản thực hiện nhiều nghĩa vụ , trước đây khi chưa b an hành quy định về giao dịch bảo đảm thì việc ưu tiên thu hồi nợ được xác định theo thời điểm thế chấp , sau khi Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm . Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thanh toán thu hồi nợ như sau :

- Pháp luật hiện hành chưa xác định rõ các "chi phí cần thiết , hợp lý

phát sinh" khi xử lý tài sản . Với thứ tự thanh toán các chi phí xử lý tài sản được ưu tiên trước khoản nợ thì trong những trường hợp các ngân hàng

thương mại hoặc bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm , sẽ có nguy cơ làm thiệt hại đến giá trị tài sản thu nợ do không xác định được các loại chi phí xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

- Thuế và các khoản phí nộp Ngân sách Nhà nước (nếu có) được ưu tiên thanh toán trước khoản nợ được bảo đảm. Quy định này không xác định rõ cụ thể loại thuế, phí phải nộp ngân sách nên có nhiều cách hiểu và vận

dụng khác nhau. Có trường hợp cho rằng, các khoản phí, thuế này bao gồm thuế giá trị gia tăng khi xử lý tài sản. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã có Thơng tư số 62/2002/TT-BTC ngày 18/7/2002 hướng dẫn mức thuế giá trị gia tăng bằng 0% đối với trường hợp các ngân hàng thương mại thực hiện quyền xử lý tài sản bảo đảm, song đây cũng chỉ là giải pháp tình thế còn nhiều bất cập. Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;… cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi suất tiền gửi,…; thu khoản nợ khó địi đã xóa nay địi được; thu khoản nợ đã trả không xác định được chủ;…, theo quy định này thì tất cả các khoản tiền mà ngân hàng thương mại thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải xác định việc các ngân hàng thương mại xử lý tài sản bảo đảm là nhằm thu hồi nợ chứ khơng phải là vì mục đích kinh doanh kiếm lời, do đó, việc đánh thuế vào thu nhập này của các ngân hàng thương mại là khơng phù hợp.

Vì thế quy định thanh tốn các khoản thuế , phí trước khoản nợ được bảo đảm theo pháp luật hiện hành chưa đúng với bản chất của giao dịch bảo đảm bằng tài sản . Về bản chất thì tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không phải là các khoản nợ th uế của doanh nghiệp . Việc ưu tiên thanh to án các khoản nợ thuế của doanh nghiệp trước các khoản nợ được bảo đảm làm cho tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ chuyển thành tài sản để thực hiện các biện pháp bảo đảm là bảo đ ảm thực hiện nghĩa vụ , do vậy cần xem xét lại và có những sử a đổi phù hợp với thực tiễn áp dụng .

Trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản thì tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Theo Điều 35 Luật Phá sản năm 2004 quy định cách xử lý tài sản bảo đảm theo hướng chủ nợ có bảo đảm được ưu tiên thanh toán, nếu giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn số tiền nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh tốn trong q trình thanh lý tài sản của doanh

nghiệp. Nếu giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Như vậy, trong q trình giải quyết phá sản, các khoản nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán bằng giá trị của tài sản bảo đảm đó. Theo các quy định trước đây, các trường hợp chuyển giao nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay, hoặc bên bảo lãnh là doanh nghiệp sau khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa và tổ chức tín dụng phải thỏa thuận ký kết lại hợp đồng bảo đảm. Điều này đã gây khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm. Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã tháo gỡ những vướng mắc trên khi quy định tại Khoản 3 Điều 14 như sau: "Đối với giao dịch bảo đảm được xác lập trước khi tổ chức lại pháp nhân và còn thời hạn thực hiện thì các bên khơng phải ký kết lại giao dịch đó. Các bên có thể lập văn bản ghi nhận về việc thay đổi bên bảo đảm" [12].

Như vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản để thu hồi nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc. Nếu các ngân hàng thương mại tự xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận thì các trình tự, thủ tục xử lý cịn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản. Các ngân hàng thương mại chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khn khổ pháp luật. Do đó, khi áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, các khoản chi phí, thuế phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản vẫn chưa được quy định cụ thể. Từ thực trạng nêu trên, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói chung, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng cần phải được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn, giúp cho các ngân hàng thương mại giải phóng khỏi những vướng mắc, khó khăn trong q trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 76 - 80)