CƠ SỞ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 80 - 83)

TIỀN VAY LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Nền kinh tế muốn phát triển được thì trước tiên phải có vố n, việc đảm bảo cho đồng vốn vận động an tồn và có hiệu quả là vấ n đề vơ cùng quan trọng. Có thể thấy rằng , chính tín dụng đã đóng vai trị tích cực trong việc tạo ra sự chuyển động an toàn của vốn . Nhưng ḿn có vớn thì phải có những tổ chức có đủ chức năng và thẩm quyền để huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế , những công việc này chủ yếu là do các ngân hàng thương mại thực hiện . Tuy nhiên, một thực tế là tình trạng mất an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn xảy ra . Chính vì vậy cần phải có các biện pháp bảo đảm tiền vay cho các hợp đồng tín dụng . Pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được coi là khung phá p lý hỗ trợ c ho các ngân hàng thương mại xử lý tài sản thu hồi lại nguồn vốn . Nhất là đối với tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản , đây là một loại tài sản đặc biệt . Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản không chỉ được quy định tại Bộ luật Dân sự mà các luật chuyên ngành cũng quy đ ịnh như : Luật Nhà ở , Luật K inh doanh bất độ ng sản, Luật Đất đai ... Những quy định này còn thiếu tính đồng bộ, cùng với một loạt văn bản hướng dẫn thi hành đã gây ra sự chồng chéo trong các quy đ ịnh dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng lúng túng khi áp dụng luật để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản . Do vậy, việc xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ rõ ràng và đảm bảo khả năng cưỡng chế thu hồi nợ cho các ngân hàng thương mại rất cần thiết .

Cơ sở cho sự hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn như sau :

- Chủ trương chính sách của Đảng ta trong những năm đổi mới là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ hệ thống pháp luật , trong đó có pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói chung và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng. Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính bìn h đẳng giữa các thành phần kinh tế đã làm cho pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có sự thay đổi về chất . Các quy định về bảo đảm tiền vay đang dần tiến đến những chuẩn mực chung của kinh tế thị trường, xóa bỏ sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế .

- Nhu cầu cơ cấu lại và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng là một yêu cầu bức xúc của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới . Đặc biệt là trong những năm gần đây , việc cơ cấu lại và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng đang được tiến hành với nội dung cơ bản là : xử lý nợ tồn đọng , xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ tồn đọng chủ yếu là cá c tài sản là bất động sản , sáp nhập các ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả , kiện toàn các ngân hàng thương mại nhà nước thành doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có đủ sức mạnh c ạnh tranh trên thị trường , xóa bỏ sự can thiệp q uá nhiều của các cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cũng như quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản nói riêng . Để đạt được mục tiêu này , hệ thống pháp luật về x ử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản cần có sự đổi mới căn bản về cơ chế điều chỉnh , nguyên tắc điều chỉnh , tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ vay .

- Nhu cầu sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự , kinh tế , bảo đảm tiền vay đang đặt ra với thực trạng pháp luật hiện hành . Hầu hết , hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực

dân sự, kinh tế được ban hành tại thời điểm nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hình thành và chuyển đổi mạnh mẽ theo cơ chế thị trường nên vẫn còn tồn tại những yếu tố phi thị trường trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ này. Trong khi đó , các văn bản về bảo đảm tiền vay , xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được ban hành trong thời gian gần đây đã phần nào ph ù hợp hơn thực tiễn khác quan . Hơn nữa, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bấ t động sản hiện nay tại các ngân hàng thương mại vẫn gặp nhiều vướng mắc , do bất động sản là loại tài sản chịu sự điều chỉnh của nhiều chuyên ngành luật khác nhau . Như vậy , hệ thống pháp luật của nước ta không tạo ra mộ t chỉnh thể thớng nhất, cịn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn , các văn bản về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mới chỉ mang tính chất tình thế , tạm thời, chưa thực sự đảm bảo được các nguyên tắc chung của việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật tư trong xã hội. Vấn đề này đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan .

- Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản và những vấn đề đặt ra như đã phân tích cho thấy cịn nhiều nội dung cần được hoàn thiện trong các quy định của pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản như các vấn đề về nguyên tắc xử lý , thủ tục và phương thức xử lý , quyền yêu cầu giao tài sản và các quy định có liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản , áp dụng pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản .

- Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề đang đặt ra trước mắt đối với hoạt động ngân hàng và tính hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật . Đặc biệt từ khi Việt Nam ký Hiệ p định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2007, pháp luật nước ta cần đổi mới tiến kịp với quốc tế , sự đối xử bình đẳng với các ngân hàng thương mại có 100 % vớn nước ngoài , ngân hàng liên doanh và ngân hàng trong nước là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 80 - 83)