Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 43 - 48)

II. Yếu tố bên trong 1/

nghiệp Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)

măng Việt Nam (VICEM)

Trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng Đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985), để phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng đã và đang được đầu tư mới, ngày 07/09/1979, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/CP về việc thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng (tiền thân của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Xi măng Việt Nam – VICEM – hiện nay). Ngày 01/04/1980, Liên hiệp các Xí nghiệp xi măng bắt đầu đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước.

Sau hơn 13 năm hoạt động, ngày 05/10/1993, Bộ Xây dựng có Quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng thành Tổng công ty Xi măng Việt Nam, tiếp theo đó Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 670/TTg, ngày

14/11/1994 về việc thành lập Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của Ngành xi măng với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc.

Chính phủ giao cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam chủ động trong sản xuất – kinh doanh, từ khâu lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo đúng quy định của Pháp luật.

Để đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng tăng của Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã đầu tư thêm một số nhà máy xi măng như sau:

 Ngày 12/05/1996, dây chuyền 2 nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất 1,2 triệu tấn/năm đi vào sản xuất, nâng tổng công suất Xi măng Hoàng Thạch lên 2,3 triệu tấn/năm.

 Tháng 09/1998, Nhà máy Xi măng Bút Sơn với thiết bị của hãng Cle -Technip (Pháp), công suất 1,4 triệu tấn/năm chính thức đi vào hoạt động.

 Nhà máy xi măng Hoàng Mai (Nghệ An): công suất 1,4 triệu tấn/năm, thiết bị của hãng FCB của Pháp. Ngày 06/03/2002, hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động.

 Nhà máy xi măng Tam Điệp (Ninh Bình): công suất 1,4 triệu tấn/năm, thiết bị của hãng F.L Smidth - Đan Mạch. Ngày 05/11/2004, hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động.

 Nhà máy xi măng Hải Vân (Đà Nẵng): công suất 0,5 triệu tấn/năm, thiết bị của hãng Polysius - Đức. Ngày 29/03/1998, hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động. Tổng Công ty Xi măng Việt Nam còn liên doanh với Tập đoàn Chinfon và Thành

phố Hải Phòng xây dựng nhà máy xi măng Chinfon, công suất 1,4 triệu tấn/năm; Liên doanh với Holderbank Financial Glaris Ltd (Thuỵ Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai (Hòn Chông, Kiên Giang) với công suất 1,76 triệu tấn/năm, thiết bị của hãng Kobe - Nhật Bản; Liên doanh với Nihon Cement Corporation và Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá), công suất 2,2 triệu tấn/năm, hoàn thành vào tháng 06/2000.

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là 01 trong 17 Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 91/TTg, ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh.

Ngày 08/02/1996, Chính phủ có nghị định số 08/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Qua hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tạo được chuyển biến tốt về các mặt công tác, đạt được những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo cân đối về xi măng trên thị trường trong nước, giữ bình ổn thị trường, là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX), Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 64/2002/QĐ-TTg, ngày 18/12/2002 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó cho phép xây dựng Tổng công ty Xi măng Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng, ổn định thị trường xi măng trong nước.

Ngày 29/08/2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 196/2006/QĐ-TTg, chuyển đổi Tổng công ty Xi măng Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 197/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại cung cách quản lý, điều hành Tổng công ty Xi măng Việt Nam và Công ty Xi măng Hoàng Thạch.

Ngày 06/12/2007, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 189/2007/QĐ-TTg, điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 196/2006/QĐ-TTg.197/2006/QĐ- TTg:

- Đổi tên Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM CEMENT INDUSTRY CORPORATION. Tên viết tắt là VICEM.

- Bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh của Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam như sau: xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông; xây dựng, quản lý, khai thác đường bộ cao tốc, đường biển, đường sắt; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà xưởng, kho tàng, nhà ở, văn phòng; sản xuất, kinh doanh điện; trồng rừng, khai thác và chế biến cao su; xuất khẩu lao động; điều trị bệnh nghề nghiệp và khôi phục chức năng; du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ công cộng khác.

- Duy trì Công ty Xi măng Hoàng Thạch là Công ty thành viên, hạch toán độc lập và cổ phần hóa trong năm 2008;

- Chuyển Công ty Tư vấn Đầu tư Phát triển Xi măng thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào năm 2008.

Nguồn : VICEM

Hình 3 : Cơ cấu tổ chức của VICEM

- Ngày 13/12/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 193/2007/QĐ-TTg, ban hành điều lệ tổ chức - hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Theo đó, VICEM là Công ty TNHH MTV do Nhà nước đầu tư

100% vốn điều lệ, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. (Xem hình 3-

cơ cấu tổ chức của VICEM). VICEM có ba ngành nghề chính: công nghiệp xi măng, cơ khí và sản xuất, kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng. Ngoài ra, VICEM còn tham gia xây dựng, quản lý khai thác cảng biển, đường cao tốc, đường sắt, đầu tư kinh doanh hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị…

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 43 - 48)