Vai trò của VICEM đối với kinh tế xã hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 48 - 49)

II. Yếu tố bên trong 1/

nghiệp Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

2.1.3. Vai trò của VICEM đối với kinh tế xã hội của Việt Nam

Theo chức năng quy định và trong hoạt động thực tế, VICEM cĩ vai trị ảnh hưởng khơng nhỏ đối với quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội Việt nam. Cụ thể như sau:

- “VICEM đảm nhận vai trò điều tiết thị trường xi măng Việt Nam, điều tiết sản lượng linh hoạt giữa các khu vực, tối ưu hoá Cung - Cầu trong bối cảnh mất cân đối Cung – Cầu, bình ổn giá, bình ổn thị trường, hỗ trợ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước” ( Nguyễn Ngọc Anh. 1999,trang 25).

- Trong giai đoạn đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, VICEM còn đảm nhận trọng trách giới thiệu và khẳng định vị thế thương hiệu hàng đầu của VICEM vào thị trường khu vực và quốc tế.

- VICEM là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có vai trò làm công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện sự phối hợp thị trường giữa các Công ty thành viên cũng như các Doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc khối tư nhân, đảm bảo sự thông suốt thị trường, bình ổn giá cả, phát triển sản xuất đúng hướng, cung cấp đủ xi măng cho nhu cầu xây dựng, phát triển đất nước, hài hòa lợi ích chung của các Doanh

nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Phân vùng và định hình Công ty dẫn dắt thị trường và Công ty phối hợp thị trường.

- Là trung tâm tư vấn đầu tư cho các thành phần kinh tế và các địa phương muốn phát triển sản xuất xi măng, là trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý, cung cấp chuyên gia quản lý hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại cho các dự án mới. Đồng thời cũng là trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật có thể vận hành thành thạo những thiết bị hiện đại trong công nghệ sản xuất xi măng cung cấp cho các ngành và các địa phương.

- Hiện nay sản lượng xi măng do VICEM cung cấp khoảng 18-19 triệu tấn/năm, mức tăng trưởng sản lượng hàng năm khoảng 8-10%. Thị phần của VICEM giai đoạn từ năm 2000 đến nay khoảng 35 – 49 % (xem bảng 10)

- Hàng năm, VICEM đóng thuế cho Nhà nước khoảng 3.500 – 4.000 tỷ đồng, với mức lợi nhuận hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng (ngoại trừ năm 2011).

- Hiện nay, VICEM đang duy trì công ăn việc làm cho khoảng 20.000 lao động trực tiếp và số lao động gián tiếp do VICEM tạo việc làm cũng hàng chục ngàn. Hàng năm, VICEM tạo thêm khoảng 300 - 500 việc làm mới và VICEM đào tạo 500 – 600 công nhân kỹ thuật xi măng cho ngành.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 48 - 49)