Kiến nghị các Bộ và Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 134 - 137)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

3.5.2 Kiến nghị các Bộ và Hiệp hội Xi măng Việt Nam

* Với Bộ Xây dựng.

- Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển của ngành Xi măng Việt Nam, đề ra các chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực thực hiện trong từng giai đoạn. Các chương trình sẽ đóng vai trò chủ đạo, giúp ngành xi măng Việt Nam và VICEM hoàn thành mục tiêu phát triển tổng thể của mình.

- Giao nhiệm vụ cho Ban soạn thảo quy hoạch phát triển ngành Xi măng Việt Nam và Vụ Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng phổ biến nội dung định hướng chiến lược phát triển của ngành cho các doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin và số liệu hoạt động của ngành, công bố trên website của Bộ.

- Vụ Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng và Ban soạn thảo quy hoạch phát triển ngành Xi măng Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam có nhiệm vụ giám sát

quá trình thực hiện đầu tư theo đúng quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam được Chính phủ phê duyệt.

* Với các cơ quan, Bộ khác.

- Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập chương trình đào tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành xi măng Việt Nam trong tương lai.

- Bộ Khoa học Công nghệ lập phương án tổ chức nghiên cứu khoa học theo hướng kế thừa các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào môi trường thực tế.

- Bộ Tài chính (cục quản lý giá) phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng phương án cơ cấu lại giá điện, than và giá bán linh hoạt cho ngành xi măng Việt Nam. Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xi măng trong nước phát triển. Đặc biệt khuyến khích và có lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp xi măng Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xi măng. * Với Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cần phải là trung tâm cung cấp thông tin chính xác cho các doanh nghiệp xi măng và làm tốt hơn vai trò tư vấn, định hướng cho các doanh nghiệp liên kết, phối hợp nhằm vừa tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp học tập lẫn nhau, phát huy thế mạnh để cùng tạo nên sức mạnh của ngành Xi măng Việt Nam. Muốn làm được điều này, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cần tích cực thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức nhiều cuộc hội thảo trao đổi và phổ biến kinh nghiệm cho các công ty xi măng thành viên.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, luận án đã trình bày các vấn đề chính sau :

- Xác định quan điểm chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam về: Chủ trương phát triển; Vị trí của VICEM; Phương thức đầu tư ; Công nghệ; Quy mô công suất; Bố trí quy hoạch; Huy động vốn; Cơ chế phối hợp liên ngành

- Xác định sứ mệnh, mục tiêu định tính, mục tiêu định lượng của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020

- Xây dựng Ma trận SWOT để xác định các chiến lược có thể lựa chọn. Tiếp theo là sử dụng Ma trận định lượng QSPM để lựa chọn phương án chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020.

- Trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược đề ra như: Các giải pháp tập trung phát triển thị trường trong nước và xâm nhập thị trường thế giới; Các giải pháp phát triển sản xuất kết hợp với phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng; Các giải pháp về cơ chế chính sách; Các giải pháp về huy động vốn; Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Các giải pháp về phát triển khoa học công nghệ – điện toán.

- Trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ, với các Bộ, với Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhằm giúp cho việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đạt được kết quả tốt và có giá trị thực tiễn cao. Giúp cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, bền vững, hoàn thành tốt sứ mệnh, nhiệm vụ mà Nhà nuớc và Chính phủ giao.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)