Quá trình hình thành và phát triển ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 39 - 43)

II. Yếu tố bên trong 1/

nghiệp Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Dựa vào lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam như: đá vôi, đất sét, phụ gia sản xuất xi măng vô cùng phong phú, năm 1898, người Pháp khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của nước ta tại Hải Phòng. Đến nay, ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã hình thành và phát triển được 113 năm. Trong những năm dưới chế độ thực dân và trong những năm có chiến tranh, ngành Xi măng Việt Nam phát triển không đáng kể. Ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong 30 năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Từ năm 1985 đến năm 2010, sản lượng sản xuất xi măng tăng lên gần 40 lần (từ 1,5 triệu tấn xi măng năm 1985 lên trên 62 triệu tấn công suất vào năm 2010) (nguồn: Hiệp Hội xi

măng Việt Nam - VNCA).

Nhìn một cách khái quát, quá trình phát triển ngành Xi măng Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn chính. Cụ thể:

* Giai đoạn từ năm 1975 trở về trước: trong giai đoạn này, ngành Công nghiệp Xi măng nước ta còn rất nhỏ bé.

Ở miền Bắc chỉ có duy nhất một nhà máy là Xi măng Hải Phòng, bắt đầu sản xuất năm 1901 với thiết bị chỉ có 04 lò đứng sản xuất thủ công. Đến năm 1952, nhà

máy mới được đầu tư thêm, tổng số có 15 lò đứng với 4 lò đứng nửa cơ giới, nửa thủ công. Tổng công suất thiết kế là 150.000 tấn/năm và đến những năm đầu thập kỷ 70, nhà máy Xi măng Hải Phòng mới chỉ đạt sản lượng 250.000 tấn/năm, đến năm 1975 là 600.000 tấn/năm . Và 20 nhà máy xi măng lò đứng sản xuất thủ công, công suất từ 5.000- 20.000 tấn/năm. Ở miền Nam cũng chỉ có duy nhất là nhà máy Xi măng Hà Tiên (bắt đầu sản xuất năm 1964) với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt, công suất thiết kế khoảng 300.000 tấn/năm. “Tổng công suất của xi măng Việt Nam đến năm 1975 là xấp xỉ 1 triệu tấn”. (Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, 2009. Công nghiệp

Vật liệu Xây dựng Việt Nam những chặng đường phát triển, trang 71)

* Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1990: trong giai đoạn này, có hai nhà máy mới ra đời là Xi măng Hoàng Thạch và Xi măng Bỉm Sơn.

Ngày 19/5/1977, khởi công xây dựng Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch với công suất 1,1 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy do hãng FL Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp toàn bộ thiết bị và trợ giúp kỹ thuật với lò nung công suất 3.100 tấn clinker/ngày. Việc đầu tư Xi măng Hoàng Thạch đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng trong việc tiếp cận công nghệ sản xuất mới của xi măng Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam có công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô hiện đại.

Tháng 10/1976, Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn triển khai thi công xây dựng. Công suất sản xuất của nhà máy đạt 1,2 triệu tấn xi măng/năm, hoàn toàn cơ giới hóa và một phần tự động hóa trong quá trình sản xuất xi măng.

Ở miền Nam, ngày 6/5/1978, đã khởi công xây dựng mở rộng Xi măng Hà Tiên ở 2 địa điểm sau:

- Ở Kiên Lương với dây chuyền sản xuất 900.000 tấn clinker/năm và lò nung công suất đạt 3.000 tấn clinker/ngày, sản xuất theo phương pháp khô, đốt 100% dầu MFO và xưởng nghiền xi măng 500.000 tấn xi măng/năm.

- Ở Thủ Đức với dây chuyền sản xuất đồng bộ, đạt 500.000 tấn xi măng/năm và máy nghiền có công suất đạt từ 90 – 100 tấn/giờ.

* Giai đoạn từ năm 1991 đến nay :

Do thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế – xã hội nước ta đã có những bước phát triển nhanh trong giai đoạn này. Điều đó đã làm nhu cầu tiêu dùng xi măng trong xã hội tăng rất mạnh và xảy ra hiện tượng cung không đủ đáp ứng cầu đối với sản phẩm xi măng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xi măng mới với công suất thiết kế lớn, công nghệ hiện đại và nhiều nhà máy xi măng nhỏ được các địa phương đầu tư xây dựng. Mặt khác, Chính phủ cũng tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất - kinh doanh xi măng tại Việt Nam. Kết quả là một loạt các liên doanh sản xuất xi măng với qui mô lớn hiện đại ra đời như: Holcim (Thụy Sỹ), Lafarge (Pháp), Phúc Sơn, Chinfon ( Đài Loan), Nghi Sơn (Nhật Bản),….. Đến năm 2010, ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã có tổng công suất sản xuất xi măng đạt trên 62 triệu tấn/năm.

Qua 35 năm phát triển (từ năm 1975 đến năm 2010), từ con số 0,75 triệu tấn/năm, đến nay, ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã có tổng công suất đạt trên 62 triệu tấn/năm với hơn 100 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước. Trong đó có 33 thành viên thuộc VICEM, 6 công ty liên doanh, gần 60 công ty nhỏ và một số trạm nghiền khác với sản lượng sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu ngày càng tăng (xem bảng số 10).

BẢNG 10 : LƯỢNG XI MĂNG SẢN XUẤT - TIÊU THỤ GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 ( Đơn vị : triệu tấn)

Nguồn : VICEM

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng Sản xuất 13,650 16,669 20,927 23,690 26,114 28,988 32,942 36,448 42,500 46,140 53,134

Vicem 6,477 7,290 9,500 10,980 11,750 12,830 14,081 14,118 16,650 17,747 18,630 Khối Liên doanh 3,636 5,263 6,343 6,900 6,964 7,608 9,957 10,900 11,980 13,542 16,550 Khối DN khác 3,537 4,112 5,085 5,810 7,400 8,550 8,899 11,430 13,870 14,851 17,950

Tổng Tiêu thụ 13,674 16,582 20,655 23,680 26,100 28,805 32,900 36,032 42,120 45,648 50,200

Vicem 6,640 7,280 9,377 10,930 11,740 12,820 14,056 14,100 16,400 17,171 17,430 Khối Liên doanh 3,630 5,238 6,233 6,870 6,964 7,585 9,950 10,890 11,970 14,830 15,442 Khối DN khác 3,404 4,064 5,045 5,875 7,395 8,400 8,890 11,040 13,750 13,650 17,328

Thị phần tiêu thụ 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Vicem 48,6% 43,9% 45,4% 46,2% 45,0% 44,5% 42,7% 39,1% 38,9% 37,6% 34,7% Liên doanh 26,5% 31,6% 30,2% 29,0% 26,7% 26,3% 30,2% 30,2% 28,4% 32,5% 30,8% Doanh nghiệp khác 24,9% 24,5% 24,4% 24,8% 28,3% 29,2% 27,0% 30,6% 32,6% 29,9% 34,5%

Trải qua hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã đánh dấu sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về qui mô đầu tư, phương thức đầu tư và trình độ công nghệ sản xuất.

Hiện nay, ngành Xi măng Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế – xã hội Việt Nam và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động. Ngành công nghiệp xi măng là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của nền kinh tế quốc gia, cùng với sắt, thép, điện năng… Vì thế, Chính phủ đã xác định xi măng là một ngành công nghiệp chiến lược mũi nhọn để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 39 - 43)