- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp
B. Yếu tố bên ngoài:
3.4.3.2. Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất kết hợp với phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng
giá trị gia tăng
Theo giáo trình kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân (1999, trang 30): “Nói một cách khác sự tăng trưởng hay sự tăng sản lượng phải được xác định bằng cách thức sử dụng các nguồn đầu vào”. Vì vậy VICEM cần phải củng cố và hoàn thiện, toàn diện nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào để phát triển sản xuất hợp lý. Cụ thể, theo tác giả, VICEM cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là :Tốiưu hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
Từ nay đến năm 2020, ngành Xi măng Việt Nam phải thực hiện cân bằng cung - cầu bằng cách một mặt duy trì sản lượng theo vùng và theo năm hợp lý, mặt khác, phải đảm bảo đưa các dây chuyền mới đi vào hoạt động như quy hoạch đã được phê duyệt, không điều chỉnh hay bổ sung quy hoạch.
Điều này đòi hỏi trong thời gian 5 năm tới, VICEM phải chủ động linh hoạt điều chỉnh sự mất cân đối cung - cầu của các vùng bằng cách vận chuyển clinker và xi măng giữa các vùng. Về dài hạn, sẽ cân đối cung - cầu cho từng vùng để tránh việc vùng này phải cung cấp liên tục cho vùng khác. Giảm thiểu sự chênh lệch sản lượng của từng vùng so với mục tiêu bằng việc xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống vận chuyển xi măng và clinker tuyến Bắc - Trung - Nam.
Các công ty xi măng thuộc VICEM cần có cơ chế, chính sách khuyến khích cải tiến kỹ thuật và áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy và giữa các nhà máy.
Trên thực tế hiện nay, hiệu quả sản xuất của các nhà máy của VICEM rất khác nhau và chênh lệch rất lớn. Điều đó đòi hỏi phải có sự đánh giá so sánh giữa các nhà máy về chi phí, giá bán,… trong nội bộ VICEM để rút kinh nghiệm nhằm tăng hiệu quả sản xuất của từng nhà máy nói riêng và toàn VICEM nói chung. Theo tác giả, việc đánh giá này có thể thực hiện bằng công cụ đánh giá hiệu quả sản xuất MPR (Manufacturing Performance Review) để chuẩn hóa các nhà máy.
Công cụ MPR dựa trên 10 chỉ số quan trọng sau đây để đánh giá: 1. Hệ số sử dụng công suất
2. Thời gian dừng máy 3. Chi phí sản xuất 4. Nhiệt năng tiêu thụ 5. Điện năng tiêu thụ 6. Chất lượng Clinker 7. Tỷ lệ sử dụng Clinker 8. Chất lượng các chất phụ gia 9. Khí thải ra môi trường
10. Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động
Công cụ này có thể giúp giám sát liên tục hiệu quả sản xuất của các nhà máy, so sánh được giữa các nhà máy trực thuộc VICEM. Từ đó, cho phép các nhà máy chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất và chia sẻ thông tin với nhau.
Hai là : Đa dạng hóa nguồn năng lượng và nguyên liệu cho ngành xi măng
Hiện nay, việc cung cấp điện cho các ngành sản xuất nói chung và các nhà máy xi măng nói riêng, đang gặp nhiều khó khăn. Theo dự báo của ngành điện lực, từ nay đến năm 2020, nước ta vẫn tiếp tục thiếu điện. Điều này sẽ gây khó khăn cho sự phát triển ngành Xi măng Việt Nam nói chung và VICEM nói riêng.
Với thực trạng của nguồn điện như vậy, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác để thay thế nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn điện là rất cần thiết. Theo tác giả, ngay từ bây giờ, các nhà máy xi măng cần thực hiện đa dạng hóa nguồn năng lượng và nguyên vật liệu cung ứng hoạt động sản xuất của ngành. Cụ thể:
Về than đá
Theo kết quả đánh giá của Bộ Công thương Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ than ở Việt Nam dự báo sẽ tăng nhanh do nhu cầu sản xuất điện tăng nhanh. Nhu cầu về than cho sản xuất xi măng tăng trưởng nhanh nhưng vẫn thấp hơn nhu cầu cho sản xuất điện. Vì thế, ngành công nghiệp xi măng sẽ càng ít được các nhà cung cấp than quan tâm. Theo các chuyên gia ngành than, Vinacomin chỉ có thể khai thác mỏ sâu tới dưới 100 mét, trong khi đa số các nước trên thế giới khai thác sâu đến gần 200 mét. Theo dự báo cung – cầu than thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than vào năm 2015 hoặc sớm hơn. Điều này có tác động lớn đến hầu hết các công ty xi măng hiện nay đang được hưởng mức giá than thấp hơn giá thị trường. Thời gian tới, giá than tại Việt Nam sẽ theo xu hướng giá thị trường và sớm đạt tới mức 120 -140 USD/tấn như dự báo theo giá xuất khẩu Newcastle FOB (thước đo khu vực châu á Thái Bình Dương) và sẽ giữ ở mức đó trong những năm tới.
VICEM có thể xem xét lựa chọn tiềm năng về nguồn cung cấp than, theo 3 phương án :
Ký hợp đồng dài hạn với VINACOMIN
Hợp tác với các tổ chức khai thác mỏ nước ngoài
Nhập khẩu than trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài Trên cơ sở đánh giá theo 4 khía cạnh là:
Số lượng
Giá
Rủi ro
Một mặt VICEM tiếp tục tận dụng nguồn cung cấp than cho tới khi Vinacomin vẫn đảm bảo có thể cung cấp than cho ngành xi măng với giá thấp như hiện tại. Mặt khác, VICEM cần có phương án dự phòng khi có sự thiếu hụt than do nhu cầu trong nước tăng cao. Phương án dự phòng này được thực hiện thông qua việc tìm kiếm và cam kết dài hạn với đối tác khai thác mỏ nước ngoài.
Thạch cao
Hiện nay thạch cao cung cấp cho sản xuất xi măng tại Việt Nam phải nhập khẩu. Đa số nguồn thạch cao nhập từ Thái Lan có trữ lượng dồi dào và cạnh tranh. Tuy nhiên, thạch cao từ Thái Lan bị áp đặt hạn ngạch xuất khẩu nên có sự rủi ro về độ tin cậy. Thực tế, trong quá khứ, Thái Lan đã một lần cấm xuất khẩu thạch cao, chỉ để sử dụng trong nước. Tác động này không thể xóa bỏ trong tương lai và VICEM cần chuẩn bị cho sự lặp lại trường hợp này.
Nhu cầu thạch cao cho xi măng sẽ tăng gần gấp 3 lần từ nay đến năm 2020. Dự trữ trong khu vực châu Á tương đối nhiều, đặc biệt tại Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Giá thạch cao thay đổi nhiều do chi phí vận tải tăng gấp đôi trong 2 năm trở lại đây. Thực tế, chi phí vận tải thạch cao nhập khẩu vào Việt Nam chiếm hơn một nửa tổng chi phí. Tương tự thực hiện đối với than, VICEM nên thực hiện 04 phương án về nguồn thạch cao cung cấp cho sản xuất xi măng:
Ký hợp đồng cung cấp ngắn hạn với nhiều nhà cung cấp tại Thái Lan
Ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp tiềm năng tại Lào và Trung Quốc để đa dạng thị trường.
VICEM trực tiếp đầu tư và khai thác thạch cao tại Lào
- Lập danh sách các nhà cung cấp thạch cao có khả năng thay thế Thái Lan - Kế hoạch đầu tư tại Lào và Trung Quốc
Tương tự than, việc đánh giá lựa chọn phương án nhập khẩu thạch cao được thực hiện theo 04 khía cạnh chính:
Số lượng
Độ tin cậy
Giá
Rủi ro
Nhiên liệu thay thế
Sử dụng nhiên liệu thay thế có hai lợi ích chính đối với VICEM. Thứ nhất, chi phí nhiệt năng chiếm khoảng 20% tổng chi phí sản xuất. Do đó có nhiều tiềm năng tiết kiệm. Thứ hai, nhiên liệu thay thế giảm sự phụ thuộc của VICEM vào than và rủi ro thiếu than. Hiện nay, các tổ chức toàn cầu đã bắt tay ứng dụng nhiên liệu thay thế. Phần lớn trong số họ hiện nay có tỷ lệ 10% nhiệt năng được sử dụng bằng các nhiên liệu thay thế. Có một số lựa chọn làm nguồn nhiên liệu thay thế:
Phế thải nhựa
Phế thải cao su và săm lốp
Phế thải ngành dệt
Dầu thải
Trấu
Chất dung môi
Mỗi lựa chọn được xếp theo các khía cạnh chính:
Giá trị nhiệt lượng
Khối lượng tiềm năng tại Việt Nam
Phát thải CO2
Thiết bị yêu cầu
3.4.3.3. Các giải pháp về hồn thiện chính sách, các quy định của VICEM
Trước áp lực của quá trình hội nhập, một yêu cầu cấp bách là Việt Nam cần phải rà soát lại tất cả quy định, các văn bản pháp luật, trong đó, các quy định về ngành xi măng cho phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, VICEM phải đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh, sửa đổi hoặc ban hành các quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam. Theo yêu cầu trên, VICEM, trước mắt, cần lập ra một ban tư vấn luật để rà soát lại các văn bản quy định hoặc soạn thảo các văn bản quy định mới. Nhiệm vụ của ban soạn thảo cĩ thể tĩm tắt như sau:
- Nghiên cứu các quy định về xi măng của các nước, các quy định quốc tế về xi măng của ASEAN, WTO,…
- Rà soát lại các văn bản pháp luật về xi măng đang còn hiệu lực hiện nay của Việt Nam.
- Đề xuất các hiệu chỉnh hoặc dự thảo các văn bản mới còn thiếu cho VICEM. - Thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách về
ngành xi măng cho các doanh nghiệp.
- Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn và các quy định, văn bản pháp luật mới cho các doanh nghiệp xi măng và giải đáp các thắc mắc phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng