Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 131 - 132)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

3.4.3.7. Các giải pháp khác

Ngoài các nhóm giải pháp trên, theo tác giả, VICEM cần thực hiện thêm các giải pháp cụ thể như sau:

Một là: Để xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam phải huy động toàn bộ lãnh đạo từ cấp Tổng công ty đến các công ty thành viên cùng các chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia nhằm hình thành và thực hiện tốt các chiến lược phát triển trên đây.

Hai là: VICEM cần đẩy nhanh việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, tập trung mọi khả năng cạnh tranh, giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, phân tán những rủi ro trong kinh doanh thương mại khi hội nhập. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Điều tiết sản lượng linh hoạt giữa các khu vực, tối ưu hóa quan hệ cung - cầu trong bối cảnh mất cân đối Cung- Cầu (vì việc bình ổn giá cả thị trường, chắc chắn Nhà nước vẫn giao cho VICEM đảm nhiệm).

Ba là : Tìm cho mình những thị trường xuất khẩu mới. Cần tìm hiểu rõ thị trường xuất khẩu và xét đến năng lực của bản thân để đạt hiệu quả nhất.

Bốn là: Tiếp tục chương trình đổi mới doanh nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, tiến hành cổ phần hóa một số công ty thành viên, kết hợp huy động thêm vốn từ các nguồn khác để đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu thực hiện chiến lược phát triển.

Năm là : VICEM cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý sản xuất - kinh doanh, cần có chính sách khuyến khích, có thể thúc ép các đơn vị thành viên khẩn trương thực hiện chương trình này.

Sáu là : VICEM cần tái cấu trúc doanh nghiệp để giúp VICEM thực sự trở thành một tổ chức thống nhất, cho phép đội ngũ quản lý của VICEM tập trung vào ngành sản xuất - kinh doanh chủ chốt.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 131 - 132)