Các giải pháp về khoa học công nghệ điện toán

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 130 - 131)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

3.4.3.6. Các giải pháp về khoa học công nghệ điện toán

Hướng phát triển của khoa học công nghệ trong ngành xi măng Việt Nam nói chung và VICEM nói riêng là luôn áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, khuyến khích các doanh nghiệp xi măng đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ hiện đại, đón đầu xu hướng hội tụ giữa xi măng và công nghệ thông tin.

Các biện pháp thực hiện bao gồm: Ban hành các chính sách và quy định hỗ trợ công nghệ cho xi măng trong nước, khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp phần mềm xi măng.

* Ban hành quy định hỗ trợ ngành công nghệ xi măng trong nước.

Ban hành những quy định để định hướng các công ty xi măng không mua sản phẩm mà chỉ mua công nghệ và kinh nghiệm quản lý sản xuất của đối tác. Vì vậy, VICEM cần có sự chuẩn bị để lựa chọn những đơn vị nào sẽ được hợp tác với đối tác nước ngoài đối với từng lĩnh vực để đảm bảo hiệu quả mục tiêu học hỏi và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

* Khuyến khích các công ty sử dụng giải pháp công nghệ của Việt Nam

Để cổ vũ cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước, VICEM cần đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích VICEM sử dụng công nghệ trong nước để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các ưu đãi có thể thực hiện như giảm thuế, tăng chi phí, ưu đãi lãi suất vay vốn ngân hàng,…

Đối với các công ty có bộ phận nghiên cứu phát triển riêng, các đề tài nghiên cứu của họ nếu được đánh giá cao sẽ được Chính phủ hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thử nghiệm trên mạng lưới để phát triển ứng dụng thực tế.

* Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, các phần mềm vận hành sản xuất trong toàn VICEM.

Muốn phát triển và làm chủ công nghệ, vận hành có hiệu quả cao nhất hệ thống sản xuất, VICEM không còn con đường nào khác là phải phát triển được và làm chủ công nghệ của các công trình phần mềm. Mặt khác, khả năng về nhân lực phần mềm của Việt Nam rất lớn và lại không phải đầu tư quá nhiều để phát triển nên hướng đi này là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 130 - 131)