Các giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 125 - 128)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

3.4.3.4. Các giải pháp về huy động vốn

Trong quá trình huy động nguồn lực cho phát triển xi măng, chủ trương của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam là “phát huy nguồn vốn từ nội lực, có tận dụng các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển, nhưng vốn từ trong nước là chủ yếu”. ( Nguyễn Ngọc Anh, 1999, trang 50)

Các biện pháp huy động vốn cho VICEM gồm: Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả sản xuất - kinh doanh; thực hiện đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp xi măng nhà nước, quy định các chính sách khuyến khích tăng mức tái đầu tư cho các công ty xi măng.

* Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

Để thu hút nguồn vốn to lớn đang nằm trong tay người dân, Nhà nước có thể cho phép các doanh nghiệp xi măng, đặc biệt là VICEM phát hành trái phiếu với hình thức trả lãi, gồm 02 phần: phần cơ bản có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng, phần lãi còn lại phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng, nếu doanh nghiệp xi măng làm ăn có hiệu quả thì phần lãi suất này sẽ cao, ngược lại thì phần lãi suất này sẽ thấp hoặc có thể là không có. Như thế, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng sẽ được xã hội quan tâm giám sát, từ đó buộc các doanh nghiệp xi măng phải tổ chức sản xuất - kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn. Mặt khác, với hình thức trả lãi này, những người mua trái phiếu của doanh nghiệp xi măng nào thì họ sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó, đây cũng là biện pháp giúp các doanh nghiệp ngành xi măng và VICEM có thêm lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp xi măng nước ngoài ở thị trường trong nước.

Theo lộ trình mở cửa thị trường, việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực xi măng phải được thực hiện từng bước để đảm bảo sự ổn định và khả năng quản lý, điều tiết của Nhà nước.

* Nhà nước bảo lãnh cho VICEM vay của nước ngoài

Trường hợp VICEM cần huy động một khoản vốn lớn để đầu tư phát triển hạ tầng hoặc mua các công nghệ hiện đại, dựa trên dự án của VICEM trình lên, Nhà nước có thể bảo lãnh để các doanh nghiệp thuộc VICEM vay tiền của chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc mua trả chậm hàng hóa của các tập đoàn xi măng nước ngoài. Nhưng việc bảo lãnh này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp cần nhận chuyển giao các công nghệ mới áp dụng cho ngành xi măng Việt Nam nói chung và cho VICEM nói riêng.

* Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp xi măng

VICEM cần cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp xi măng thuộc VICEM để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

* Khuyến khích tăng tỷ lệ tái đầu tư cho xi măng

VICEM cần áp dụng nhiều chính sách khác nhau để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư trong ngành xi măng. VICEM đề xuất những chính sách có thể thực hiện hỗ trợ vốn cho các công ty thành viên, bao gồm:

- Miễn thuế thu nhập đối với phần lợi nhuận được sử dụng cho việc tái đầu tư trong ngành xi măng.

- Miễn thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa, thiết bị xi măng mua bằng nguồn lợi nhuận tái đầu tư.

- Miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận từ việc sản xuất - kinh doanh các ngành khác để đầu tư vào lĩnh vực xi măng.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 125 - 128)