Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Tổng cơng ty Cơng nghiệp xi măng Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 114 - 120)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

3.4.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Tổng cơng ty Cơng nghiệp xi măng Việt Nam đến năm

phải thực hiện chiến lược với các nội dung chính sau đây:

a. Rà soát chỉnh sửa lại các quy định và các chính sách hiện tại của VICEM theo hướng phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế.

b. Tập trung phát triển thị trường trong nước với hệ thống phân phối phủ cả nước thông qua các Nhà phân phối chính và kết hợp xuất khẩu ra nước ngoài

c. Phát triển sản xuất kết hợp với phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.

d. Đẩy mạnh thu hút vốn với phương châm “Phát huy nội lực trong nước là chủ yếu”

e. Đẩy mạnh đào tạo, tự đào tạo nguồn nhân lực thu hút và giữ nhân tài trong ngành.

f. Sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu trong nước kết hợp nhập khẩu g. Đẩy mạnh đầu tư theo hướng công nghệ hiện đại và công suất cao.

3.4.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Tổng cơng ty Cơng nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020 xi măng Việt Nam đến năm 2020

3.4.3.1 Các giải pháp thực hiện phát triển thị trường trong nước và xâm nhập

thị trường thế giới.

Việc thực hiện các giải pháp này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của VICEM, bởi vì:

- Thứ nhất: nhu cầu xây dựng các công trình và nhà cửa ở Việt Nam ngày càng tăng và sẽ tăng rất mạnh trong những năm tới. Vì vậy, thị trường trong nước là một thị trường tiêu thụ xi măng có tiềm năng rất lớn trong tương lai. VICEM cần phải phát triển thị trường trong nước để đáp ứng tốt nhu cầu xi măng của xã hội; - Thứ hai: theo cân đối cung- cầu xi măng, Việt Nam dư thừa xi măng từ năm

2009. Hơn nữa, mức chênh lệch cung- cầu sẽ tăng dần do tốc độ tăng trưởng về đầu tư tăng năng lực sản xuất cao hơn nhu cầu. Vì vậy, việc xuất khẩu xi măng ra nước ngoài trong tương lai là hướng phát triển cần thiết mà VICEM phải thực hiện được.

Để có thể thực hiện phát triển thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường thế giới, theo tác giả, VICEM cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là : Tăng cường công tác tiếp thị và đẩy mạnh hoạt động Marketing.

Trước hết, về nhận thức, cần quan niệm thị trường hiện nay và trong tương lai là thị trường của người mua và do người mua quyết định chứ không phải thị trường của người bán, do người bán quyết định như thời bao cấp trước đây. Vì vậy, các giải pháp đề xuất phải bám sát nhu cầu thị trường, quan tâm đến tâm lý, sở thích và thị hiếu người tiêu dùng. Với ý nghĩa đó, theo tác giả, VICEM cần tăng cường khả năng nắm bắt thông tin thị trường, chủ động xây dựng chiến lược tiếp thị với mục tiêu và lộ trình cụ thể nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định.

Các công ty thành viên và toàn thể VICEM cần đẩy mạnh công tác truyền thông tiếp thị thông qua xây dựng một kế hoạch tiếp thị tổng thể bao gồm:

+ Quảng cáo cho các công ty thành viên và thương hiệu sản phẩm của VICEM trên báo, truyền hình, bảng quảng cáo ngoài trời, …

+ Triển khai thực hiện các chương trình khuyến mãi + Đẩy mạnh các hoạt động PR và hoạt động truyền thông

+ Thực hiện tài trợ các hoạt động từ thiện, các chương trình truyền hình, thể thao và các hoạt động lễ hội của các địa phương và quốc gia.

+ Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi.

Các công ty xi măng của VICEM, ngoài các biện pháp khuyến mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu, cũng nên tìm mọi cách để đưa được sản phẩm của mình không chỉ vào các công trình trọng điểm của nhà nước, mà còn vào các công trình phúc lợi công cộng, xây nhà tình nghĩa,.. với giá bán sản phẩm hợp lý.

Ngoài ra, các công ty của VICEM phải tích cực tham gia các hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước để khuyếch trương thương hiệu sản phẩm, tạo dựng hình ảnh tin cậy của doanh nghiệp trên thương trường và trong lòng người tiêu dùng. Hình ảnh tốt đẹp của một doanh nghiệp trong cạnh tranh còn là sự phục vụ chu đáo khách hàng sau bán hàng, hướng dẫnsử dụng sản phẩm của mình, kết hợp hướng dẫn thị hiếu người tiêu dùng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật, không làm nhái mẫu mã, hàng kém chất lượng.

Hai là : Tổ chức lại và mở rộng hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm.

a. Lựa chọn và quản lý nhà phân phối chính

Theo tác giả, các công ty trực thuộc VICEM nên lựa chọn hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm thông qua các nhà phân phối chính để họ phân phối các sản phẩm của công ty đến các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

Việc sử dụng kênh phân phối sản phẩm thông qua các nhà phân phối chính sẽ giúp cho VICEM dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm soát thị trường và tận dụng được các ưu thế của các nhà phân phối chính, như:

- Về vốn: Đối tượng tham gia kinh doanh, phân phối các sản phẩm xi măng (nhà phân phối chính) phải có một số lượng vốn đủ lớn để đảm bảo thực hiện một số lượng nhất định theo qui định và có thể cho khách hàng của họ trả chậm.

- Về hệ thống bán lẻ: Các nhà phân phối chính đều có hệ thống bạn hàng gắn bó từ lâu (cửa hàng bán lẻ, điểm bán hàng…) và thông qua hệ thống bán lẻ đó, họ nắm bắt nhu cầu thị trường rất sát và có phản ứng nhanh và kịp thời.

- Về phương tiện vận chuyển: Họ chủ động sử dụng hoặc thuê mướn phương tiện vận chuyển.

- Họ sẽ là nhân viên tiếp thị, quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp không mất tiền mà rất hiệu quả.

- V.v..

Khi lựa chọn các nhà phân phối chính, công ty nên căn cứ vào các tiêu chuẩn chính sau: Năng lực tài chính phải đủ mạnh; Không đòi hỏi lợi nhuận quá cao; Khả năng mặc cả với nhà sản xuất không mạnh; Cần minh bạch và sẵn sàng chia sẻ thông tin với nhà sản xuất. Các doanh nghiệp của VICEM cần xây dựng chi tiết các tiêu chí đánh giá lựa chọn các nhà phân phối của mình. Ngoài ra, các công ty nên phân chia các nhà phân phối chính theo khu vực địa lý. Điều này sẽ mang lại những giá trị lớn trong dài hạn, như:

 Tối ưu hóa hệ thống phân phối

 Tăng cường tính độc quyền cho các nhà phân phối

 Tạo thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát của công ty đối với các nhà phân phối chính.

Các nhà phân phối chính được lựa chọn có thể là các tổ chức chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, các công ty xây dựng, các tổ chức tư nhân hoặc cá nhân có điều kiện kinh doanh các sản phẩm xi măng, nếu họ đảm bảo tiêu thụ được một số lượng xi măng tối thiểu nhất định.

b. Tổ chức lại hệ thống phân phối hiện tại

Để xây dựng hệ thống phân phối tối ưu, việc thiết kế một hệ thống mới là cần thiết. Theo tác giả, việc thiết kế hệ thống phân phối mới cần đảm bảo thực hiện những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất : Ưu tiên sử dụng các kênh phân phối trực tiếp, tránh các khâu trung gian không cần thiết, không tạo ra giá trị.

- Nguyên tắc thứ hai : Lựa chọn các đối tác phân phối tốt và phân chia khu vực bán hàng cho mỗi đối tác.

- Nguyên tắc thứ ba : Thưởng cho các đối tác phân phối dựa vào năng lực.

Các nhà phân phối cần được thưởng, nếu họ vượt quá doanh số bán hàng và thực hiện tốt các điều kiện khác như : tuân thủ chính sách của nhà sản xuất; mang lại hình ảnh thương hiệu tích cực cho nhà sản xuất, vv…

- Nguyên tắc thứ tư : thiết lập các điều khoản thương mại về giá để tránh việc cạnh tranh trong nội bộ một tổ chức.

- Nguyên tắc thứ năm : thiết lập một lực lượng quản lý bán hàng đủ mạnh. Nhiệm vụ chính của lực lượng quản lý bán hàng, theo tác giả, là:

+ Đối với các nhà phân phối:

o Theo dõi việc thực hiện chính sách bán hàng o Hỗ trợ tác nghiệp cho các nhà phân phối

o Thu thập thông tin từ các nhà phân phối + Đối với các cửa hàng bán lẻ:

o Khuyến khích các cửa hàng bán lẻ quảng bá thương hiệu o Theo dõi việc thực hiện chính sách của các cửa hàng bán lẻ o Hỗ trợ tác nghiệp các cửa hàng bán lẻ

+ Đối với khách hàng tiêu dùng:

o Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng o Chăm sóc khách hàng kịp thời

o Tổ chức các cuộc gặp gỡ định kỳ để nắm thông tin về khách hàng và phản ánh kịp thời cho công ty xử lý.

Ba là : Đẩy mạnh thăm dò và xâm nhập thị trường quốc tế để xuất khẩu

Ngay từ bây giờ, VICEM cần tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường ngoài nước theo các tiêu chí như: quy mô thị trường; dự báo mức độ cung - cầu trong tương lai; tìm hiểu giá xi măng so với Việt Nam; đánh giá mức độ cạnh tranh và rào cản về pháp luật, văn hóa để xác định mức hấp dẫn của xuất khẩu xi măng Việt Nam.

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ hấp dẫn xuất khẩu của mỗi thị trường thường xuyên thay đổi. Trong tình hình hiện nay, VICEM cần từng bước hình thành những doanh nghiệp xuất khẩu xi măng chuyên nghiệp làm chức năng điều tiết cung cầu trong nước.

Để chuẩn bị cho việc vươn ra thị trường khu vực và quốc tế trong tương lai, ngay từ bây giờ, VICEM cũng cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ tiếp thị có trình độ quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng của các nước định xâm nhập, đồng thời phải hiểu biết pháp luật, thông lệ thương mại quốc tế.

Theo tác giả, thị trường Lào, Campuchia, Hồng Kông, Ma Cao và Úc là những thị trường xuất khẩu tương đối phù hợp và hấp dẫn đối với xi măng Việt Nam. Vì vậy, khi xuất khẩu, VICEM nên ưu tiên đến các thị trường trên.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 114 - 120)