PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 137 - 140)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

PHẦN KẾT LUẬN

Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020 là nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu xi măng cho công cuộc công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước và để VICEM có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

- Về quan điểm phát triển: Phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

thành một Tổng công ty công nghiệp vật liệu xây dựng hàng đầu, có vị trí quan trọng đặc biệt trong việc góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Nó sẽ có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, có khả năng giải quyết nhiều việc làm cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống người lao động, có khả năng thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài và đủ sức cạnh tranh trên thị trường xi măng quốc tế để xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Như vậy, VICEM trong tương lai phải là Tổng công ty quan trọng dẫn dắt ngành xi măng Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng của quốc gia.

- Quan điểm về đầu tư : Đầu tư các nhà máy xi măng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế -

xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa và an ninh quốc phòng

- Về mục tiêu phát triển : Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam tiếp tục đầu

tư phát triển để duy trì vị thế chi phối, dẫn dắt ngành xi măng, đưa ngành xi măng Việt Nam trở thành ngành kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xi măng Đông Nam Á. VICEM sẽ tiếp tục lấy sản xuất - kinh doanh xi măng là ngành sản xuất - kinh doanh cốt lõi và chỉ triển khai đa dạng hóa các ngành nghề liên quan đến xi măng phù hợp với tiềm lực của VICEM và chủ trương của Chính phủ. VICEM nỗ lực thỏa mãn khách hàng tối đa và xây dựng thương hiệu VICEM trở thành thương hiệu được lựa chọn, thương hiệu được tin cậy trong khu vực ASEAN và Châu Á bằng cách chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng vượt trội.

- Mục tiêu cụ thể : Nâng cao sản lượng sản xuất và duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam; Thực hiện tốt vai trò cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường xi măng Việt Nam; Tối ưu hóa sản xuất thông qua việc tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu vận hành sản xuất; Thực hiện chiến lược về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu chính nhằm đảm bảo ổn định các yếu tố đầu vào trong tương lai; Sắp xếp tối ưu hoá hệ thống phân phối; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tiếp thị quốc tế để tận dụng các cơ hội xuất khẩu; Thực hiện các chương trình đào tạo cần thiết, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên với mục tiêu ngang tầm quốc tế; Đảm bảo đủ vốn đầu tư để triển khai các phương án chiến lược đề ra.

Việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020” đã giúp mang lại một số kết quả nhất định cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam như sau:

Muốn phát triển bền vững trong tương lai, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam cần phải có một định hướng chiến lược phát triển hợp lý trên cơ sở phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh tế đất nước và xu thế toàn cầu hóa. Chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam phải hướng trọng tâm vào việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, luận án đã giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, các bằng chứng nghiên cứu và thực hiện về chiến lược và quản trị chiến lược phát triển sản xuất - kinh doanh xi măng trên thế giới và ở Việt Nam.

- Đúc kết các bài học kinh nghiệm về chiến lược phát triển sản xuất - kinh doanh xi măng tại các nước ASEAN và Việt Nam.

- Quán triệt và vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển tăng tốc ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam và của VICEM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Dự báo môi trường sản xuất - kinh doanh và cân đối cung - cầu để tìm ra những cơ hội và chỉ báo những thách thức của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Đánh giá thực trạng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và đưa ra các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đến năm 2020, dựa trên việc xác định các mục tiêu và quan điểm xây dựng giải pháp.

- Đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước, với Bộ Xây dựng, các Bộ liên quan. Kiến nghị với Hiệp hội Xi măng Việt Nam để các giải pháp có điều kiện thực hiện một cách khả thi và hiệu quả.

Kết quả sau cùng có giá trị thực tiễn cao nhất của đề tài là thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, góp phần phát triển bền vững Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược phát triển Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam sẽ góp phần đưa Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, tạo điều kiện cho Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam hoàn thành được sứ mệnh của mình, giúp phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng cao và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)