Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 128 - 130)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

B. Yếu tố bên ngoài:

3.4.3.5 Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

* Về chủ trương và định hướng đào tạo:

Để phát triển nguồn nhân lực của VICEM trong thời gian tới, cần có một số chủ trương và chính sách sau:

a. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống qui phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục; thực hiện chiến lược tổng thể về phân bố lực lượng sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án tổng thể về phân bố lao động của VICEM. b. Có chính sách ưu đãi, thu hút các nhà khoa học nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt kiều tham gia đào tạo nguồn nhân lực của VICEM.

* Các giải pháp về nâng cao trình độ nguồn nhân lực của VICEM

Nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam và VICEM hiện nay rất cao. Nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và các giai đoạn tiếp theo, các doanh nghiệp cần quan tâm đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với xu thế hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất - kinh doanh. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể là nâng cao chất lượng lao động của các nhân viên đang và sẽ làm việc trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp của VICEM cần quan tâm một số vấn đề sau:

 Các doanh nghiệp dựa vào khả năng tài chính và mục tiêu của mình để xác định nhu cầu, lĩnh vực cần đào tạo cho người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

 Đối với các vị trí chủ chốt, doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn như: đào tạo sau đại học, đào tạo Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, kỹ năng lãnh đạo, các khóa học bồi dưỡng ở nước ngoài,… nhằm tạo ra đội ngũ quản lý có đầy đủ trình độ và bản lĩnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, ứng phó tốt với những biến động phức tạp của môi trường.

 Đối với các lao động phổ thông, doanh nghiệp có thể đào tạo bằng hình thức cử người lao động tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, các khóa tập huấn kỹ năng hoặc có thể đào tạo lao động bằng cách kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ.

 Có chính sách trả lương, trả thưởng hợp lý để thu hút lao động giỏi vào làm việc và giữ chân những người lao động giỏi này. Thực tế cho thấy, để thu hút lao động giỏi làm việc cho doanh nghiệp, ngoài yếu tố như có môi trường làm việc tốt thì một yếu tố mang tính chất quyết định, đó chính là chính sách lương, thưởng hợp lý. Vì vậy, các thành viên của VICEM cần thực hiện trả lương tương xứng với khả năng làm việc và cống hiến của từng người lao động để thu hút nhân tài ở những vị trí quan trọng, nhất là cán bộ quản lý điều hành. Đồng thời khen thưởng kịp thời cho những trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhằm khuyến khích họ tăng cường thi đua, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp.

 Cải thiện điều kiện làm việc: để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì môi trường làm việc là yếu tố rất quan trọng. Môi trường làm việc thuận lợi, người lao động sẽ dễ dàng phát huy được năng lực bản thân và dễ dàng hoàn

thành tốt công việc được giao. Môi trường làm việc thuận lợi cũng là điều kiện tốt để người lao động có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề.

Một phần của tài liệu Bánh mì của ngành xây dựng (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)