Điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học theo chương trình cấp Trung học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 37 - 40)

phổ thông ở trung tâm GDTX

1.4.2.1.Người học

Người học ở các trung tâm GDTX rất đa dạng, phong phú. Họ bao gồm những học sinh không thi đỗ vào các trường THPT công lập, những người là cán bộ, người lao động từ 18 tuổi trở lên ... Do đối tượng người học phong phú như vậy nên nhu cầu học tập, khả năng nhận thức, điều kiện học tập, thời gian học tập của họ cũng khác nhau. Chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng của quá trình dạy học ngoài việc đảm bảo các thành tố của quá trình dạy học một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả như nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá … thì việc cần chú ý đến các yếu tố của đối tượng học viên là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động dạy học được diễn ra một cách hiệu quả nhất. Đó là những yếu tố về sức khỏe, tâm lý học đường, khả năng trí tuệ, độ tuổi .., đây chính là tiền đề để hoạt động dạy học được tiến hành một cách thuận lợi. Nếu người học hội tụ đủ những yếu tố kể trên thì đồng nghĩa với

việc khả năng học tập sẽ tốt hơn. Ví dụ nếu sức khỏe kém, học sinh sẽ bị ảnh hưởng tới việc đến lớp, trí nhớ, phát triển nhận thức.. hoặc với những học viên quá cao tuổi thì khả năng tiếp thu cũng chậm hơn những đối tượng khác.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế, truyền thống văn hóa, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng gắn liền với học viên có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ học tập của các em. Học viên không thể có phương pháp học tập tốt nếu gia đình, cơ quan không tạo điều kiện, không khuyến khích động viên giúp đỡ các em. Chính vì vậy, tăng cường vai trò quản lý của gia đình, của cơ quan, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện hướng dẫn học viên học tập là hết sức cần thiết.

1.4.2.2. Người dạy

Trình độ, phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm của người thày là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động dạy học. Đối tượng học THPT ở các TT GDTX rất phong phú, đa dạng. Họ là những người có độ tuổi từ 15 đến 18 như những học sinh đi học phổ thông bình thường nhưng bên cạnh đó còn có những đối tượng đi học là cán bộ, đảng viên, công nhân, nhân dân lao động... những người đã trên 18 tuổi nhưng do trước đây không có điều kiện được học tập liên tục. Do vậy GV dạy học chương trình GDTX cấp THPT cần phải nắm bắt được đặc điểm của học viên để có những phương pháp dạy sao cho phù hợp với đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh việc luôn là tấm gương đạo đức để giáo dục nhân cách học sinh, người thầy giáo cần luôn học hỏi để hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá. Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đảm bảo giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.

Hơn nữa trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, người thầy cũng cần trang bị cho mình những tri thức bổ trợ cho công việc giảng dạy như kỹ năng sử dụng máy tính, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho DH, cũng như khả năng ngoại ngữ để có cơ hội học tập những tri thức bổ ích của nước ngoài. Đây là những tiêu chuẩn cần có của một người GV hiện đại, tuy nhiên để luôn có những giờ học hiệu quả thì bên cạnh chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt người thầy luôn phải thể hiện sự tâm huyết với nghề, DH bằng niềm đam mê và tình yêu vô bờ đối với học trò , đó mới là động lực tốt nhất để người thầy ngày càng hoàn thiện hơn trong dạy học.

1.4.2.3. Học liệu

Từ xa xưa, để tiến hành các HĐ DH cả người dạy và người học không thể thiếu một vật, đó là những cuốn sách. Sách ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của của hoạt động dạy học. Ngày nay, trong thời đại mà khoa học, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhưng vai trò của những cuốn sách chưa bao giờ bị xem nhẹ, đặc biệt là trong nhà trường. Trong nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng, tất cả các loại sách, các tài liệu, vật dụng thuộc nội dung DH được gọi là học liệu. Những học liệu quan trọng nhất là sách giáo khoa các môn học, các tài liệu liên quan tới DH như tranh ảnh, Atlat, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phim, ngoài ra còn có rất nhiều các loại sách tham khảo thuộc các môn học, các lĩnh vực của đời sống.

Học liệu là một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học diễn ra thuận lợi nhất, phục vụ người học. Việc đảm bảo sự đầy đủ của học liệu ở các cơ sở giáo dục chính là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học. Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì các Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay sử dụng sách giáo khoa của trung học phổ thông ban cơ bản, các tài liệu học tập riêng cho địa phương do Sở GD&ĐT hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.

1.4.2.4. Hình thức học

Theo điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT thì hình thức học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm vừa làm vừa học; học từ xa; tự học có hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)