3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong chu trình QL HĐDH. Trong lý luận và thực tiễn đã khẳng định QL không có kiểm tra, không có đánh giá thì coi như không có QL. Kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của HĐDH, đồng thời là một HĐ QL quan trọng của CBQL. Qua đó CBQL có cơ sở để đánh giá, xếp loại, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ GV một cách hợp lý.
- Tạo động lực cho HĐDH của thầy, HĐ học của trò.Do đó, việc cải tiến công tác kiểm tra-đánh giá trong HĐDH là cần thiết và quan trọng.
- Nâng cao tính khoa học, khách quan, chính xác, từ đó tăng tính hiệu quả của kiểm tra-đánh giá; đồng thời phát hiện những sai lệch trong HĐDH để ra những quyết định QL kịp thời, hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đã đề ra. Đưa công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH trở thành nền nếp và là nhu cầu không thể thiếu trong HĐ QL.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
-Tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu đặc điểm của từng khâu trong quá trình DH để
xây dựng hình thức, nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá. Khi kiểm tra, đánh giá phải dựa vào các quy tắc, quy định, các chế độ tiêu chuẩn có tính pháp quy. Người kiểm tra phải thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt phải trung thực, khách quan. Trong kiểm tra phải tôn trọng người được kiểm tra. Mọi sự kiểm tra đều phải có biên bản, trong đó có kết quả đánh giá.
- Phát hiện các mối liên hệ ngược về kết quả giảng dạy được phản ánh từ phía giáo viên, từ đó Giám đốc có kế hoạch điều chỉnh các quyết định, các kế hoạch
trong quản lý lãnh đạo TT. Đồng thời chỉ ra được những thiếu sót của GV, đề ra biện pháp khắc phục, uốn nắn, điều chỉnh nhằm giúp đỡ GV nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện HV.
- Hằng năm Giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra giảng dạy cho từng học kỳ và cả năm học một cách cụ thể. Chẳng hạn: mỗi năm kiểm tra nội bộ ít nhất 20% số GV đứng lớp; sau kiểm tra phải được đánh giá xếp loại GV.
- Hình thức tổ chức: Thành lập ban kiểm tra gồm: Giám đốc làm trưởng ban; các uỷ viên bao gồm: Phó Giám đốc, Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra và người được kiểm tra. Phân công ban kiểm tra thành từng nhóm nhỏ phù hợp đặc trưng bộ môn để kết quả đánh giá chính xác, khách quan. Công bố kế hoạch kiểm tra để tất cả các thành viên trong Hội đồng sư phạm theo dõi và thực hiện.
- Đôn đốc các tổ chuyên môn tự kiểm tra, đánh giá GV có văn bản báo cáo để BGĐ tổ chức thẩm định lại và có kết luận. Kết quả kiểm tra, đánh giá được thông báo rộng rãi toàn TT, để BGĐ có cơ sở bổ sung, điều chỉnh hoặc ra các quyết định quản lý đồng thời đưa vào bình xét thi đua hàng năm.
- Đầu năm học tổ chức cho HV học tập các nội quy, quy chế quy định và các chế độ chính sách có liên quan, tổ chức tốt việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học viên sau đợt học. Tiến hành bổ sung các nội dung mới của nội quy, quy chế, quy định cho cán bộ, GV. Chỉ đạo tổ chuyên môn và ban thanh tra tổ chức cho GV thảo luận việc thực hiện các quy chế, quy định DH.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá HĐDH kịp thời để BGĐ biểu dương khen thưởng ( kèm theo khuyến khích bằng vật chất ) đối với cá nhân, tập thể có thành tích đồng thời phê bình nhắc nhở (hoặc thi hành kỷ luật ) đối với cá nhân, tập thể vi phạm quy chế.
- Cải tiến phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động dạy học theo hướng đảm bảo tính chính xác, khách quan nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học. Trước hết tiến hành cải tiến phương thức ra đề thi, coi, chấm kiểm tra 1 tiết, kiểm tra và thi học kỳ (hình thức trắc nghiệm, tự luận) thực hiện như sau: Thiết lập ngân hàng đề, rút lấy một đề bất kỳ để kiểm tra; bố trí GV coi thi, kiểm tra chéo (giữa các bộ môn, các tổ chuyên môn với nhau).
Thiết lập ngân hàng đề: Trong kế hoạch giảng dạy từng môn học của GV đã ấn định kiểm tra 1 tiết, lịch thi học kỳ. Yêu cầu GV các môn học soạn một số đề thi, đề kiểm tra (3 đề trở lên đối với kiểm tra 1 tiết; 5 đề trở lên đối với đề thi học kỳ) kèm theo đáp án, thang điểm chi tiết. Lãnh đạo phụ trách chuyên môn, cùng tổ trưởng chuyên môn thẩm định nội dung và ký duyệt số đề thi, kiểm tra sau đó niêm phong để quản lý.
-Tổ chức coi thi, kiểm tra học kỳ: Lãnh đạo bố trí GV coi kiểm tra, thi ( bố trí chéo, GV trực tiếp giảng dạy môn học không được coi kiểm tra thi ). Phân công GV coi kiểm tra thi theo đúng quy chế thi, kiểm tra.
-Phân công hành chính tiến hành rọc phách và phân công giám khảo chấm thi độc lập.
-Theo dõi giám sát chặt chẽ GV thực hiện các khâu trên để tránh sai sót. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đồng thời có chính sách động viên, khuyến khích GV về tinh thần, vật chất để thực hiện tốt việc cải tiến phương thức kiểm tra, đánh giá HĐDH.
-Kiểm tra nề nếp chuyên môn theo quy định: Ra vào lớp, thực hiện đúng đủ tiết dạy theo phân phối chương trình, sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, làm đồ dùng dạy học, viết SKKN, dự giờ thăm lớp,…
- Kiểm tra sự chỉ đạo của tổ trưởng( thông qua thành viên trong tổ) về đổi mới PPDH, phương pháp đánh giá cho điểm HV theo quy định. Các phương pháp kiểm tra cần đa dạng, phù hợp, hỗ trợ nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của QL và thực tiễn: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, quan sát, đối thoại,... Kiểm tra để ngăn ngừa, ngăn chặn sai sót nếu có, không nhất thiết để sai sót xảy ra mới kiểm tra. Điều đó giúp cho GV ý thức được việc kiểm tra và hình thành được ý thức tự kiểm tra. Tự kiểm tra càng phát triển thì việc kiểm tra từ trên xuống càng giảm nhẹ, khi đó ta sẽ có một tập thể vững mạnh.
-Sau mỗi đợt kiểm tra có sổ ghi chép theo dõi kết quả đánh giá xếp loại giảng dạy của giáo viên hàng năm để tiện cho công tác đánh giá xếp loại viên chức. Từ
kết quả kiểm tra công tác giảng dạy ở mỗi năm, Giám đốc rút kinh nghiệm chỉ đạo, có phương hướng cho việc thực hiện ở những năm sau.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra hằng tháng về: Thực hiện phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, kế hoạch năm học của TT thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giáo án, việc lập kế hoạch và sử dụng TBDH, các tiết thực hành theo quy định, việc chấm trả bài kiểm tra, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, vở ghi của HV, sổ điểm cá nhân, sổ điểm của lớp.
3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện
- Lãnh đạo TT phải cung cấp đầy đủ các văn bản quy định về kiểm tra, đánh giá ; GV được bồi dưỡng về kĩ năng ra đề trắc nghiệm và tự luận.
- Ban kiểm tra phải là những người có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất, nhân cách tốt, nhiệt tình, có uy tín, có sức thuyết phục,… luôn thể hiện sự khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.
- Tạo điều tâm lý phấn khởi, tinh thần thoải mái cho giáo viên khi được kiểm tra, đánh giá.
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
- CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới QL GD, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng GD. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong GD là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác DH thông qua việc kết hợp các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong đổi mới phương pháp.
3.2.7.2. Nội dung và thực hiện
CNTT và truyền thông đã trở thành một yếu tố then chốt làm thay đổi thế giới nói chung và đặc biệt cho GD. Có thể nói CNTT và truyền thông tạo ra Công
nghệ GD, công nghệ DH: Làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học; thay đổi
CNTT, nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, cán bộ QL, nhân viên TT là việc làm hết sức cần thiết.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
- Tin học hóa công tác quản lí. Xây dựng cổng thông tin điện tử, hộp thư điện tử, website để triển khai các ứng dụng CNTT. Thực hiện việc chuyển, phát công văn, tài liệu qua mạng.
- Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên. Mời chuyên gia hướng dẫn kĩ năng sử dụng, khai thác các tính năng ưu việt của máy tính, máy chiếu, các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
- Cử một giáo viên giỏi Tin học phụ trách công tác CNTT của TT.
- Ứng dụng phần mềm QL toàn diện TT, phần mềm QL HV. QL kiểm diện sĩ số hàng ngày bằng hình thức: Các lớp báo cáo sĩ số hằng ngày, bộ phận vi tính vào máy lưu trữ và in số liệu, đảm bảo bất cứ lúc nào BGĐ cũng có thể kiểm tra nhanh, chính xác về sự chuyên cần của từng học viên.
- Quản lý điểm số trong học kỳ với hình thức: Bộ phận vi tính vào điểm trực tiếp từ bài làm của HV do giáo viên đã chấm và nộp lại theo qui định sau đó trả bài cho giáo viên vào sổ điểm cá nhân rồi trả bài cho học viên.
- Chỉ đạo GV, HV khai thác thông tin từ mạng của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT: các văn bản, thủ tục hành chính, bài giảng, các học liệu khác...
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học
- Từ năm học 2008-2009 được ngành giáo dục và đào tạo chọn là năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH đang trở thành phong trào hết sức sôi nổi trong các nhà trường. Thực tế ở Trung tâm GDTX B Ý Yên từ năm học 2002-2003, BGĐ đã rất coi trọng công tác này, đã xây dưng được một phòng 35 máy tính có kết nối mạng Internet đường truyền tốc độ cao. Hiện nay các máy tính của các phòng bộ môn, phòng điều hành, phòng chức năng... đều kết nối Internet.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về việc ứng dụng CNTT trong đối mới công tác quản lí và phương pháp dạy học.
- Bồi dưỡng giáo viên các bộ môn về CNTT để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.
- Khuyến khích giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử nhưng tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT khi hội giảng trong khi không áp dụng trong thực tế hằng ngày.
- Xây dựng ngân hàng đề thi, xây dựng Website của trung tâm để cung cấp thông tin của trung tâm và kết quả học tập, rèn luyện của học viên cho phụ huynh biết mà không cần đến TT.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT giữa các tổ, nhóm chuyên môn hoặc với các cơ sở giáo dục khác trong và ngoài tỉnh.
- Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn cho HV biết cách khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập nhằm phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng tạo điều kiện để HV có thể học mọi lúc, mọi nơi.
3.2.7.3.Điều kiện thực hiện
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ CNTT.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị về CNTT bằng nhiều hình thức. Tận dụng tối đa năng lực và sự hiểu biết về CNTT của đội ngũ giáo viên.
- Hợp tác với các TT Tin học, các chuyên gia CNTT giúp đỡ chuyển giao công nghệ, cung cấp các phần mềm hữu ích phục vụ HĐ dạy và học.
- BGĐ quan tâm động viên, tạo hứng thú cho đội ngũ giáo viên tích cực tự học, tự nghiên cứu tin học.