Giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 27 - 31)

1.3.1.1. Quan niệm của UNESCO

Trong khuôn khổ chương trình hành động giáo dục cho mọi người của UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương, thì GDTX được hiểu "là một khái

niệm rộng lớn bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người muốn hoặc cần có sau xoá mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học ". Theo thuật ngữ này, GDTX không bao gồm XMC, mà chỉ dành cho người lớn hoặc thanh niên đã biết chữ. Như vậy, GDTX là khái niệm rộng bao gồm cả Giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính quy, Giáo dục tiếp tục. Những bộ phận này xen kẽ, nối tiếp nhau trong suốt cuộc đời con người.

1.3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về GDTX

Trước cách mạng tháng Tám, cả nước chỉ có 3% dân số được học hành, chủ yếu tạo nguồn phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Còn những người bình thường hầu hết không được học hành. Chúng thực hiện chính sách ngu dân để cai trị nước ta. Vì vậy việc chống nạn thất học, nâng cao dân trí là nhiệm vụ cấp bách của Đảng và nhà nước ta. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”. Chính phủ lập ra Nha bình dân học vụ để trông nom việc học tập của nhân dân. Đó là ngành Bình dân học vụ,

một hình thức đầu tiên của GDTX.

Nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ cho toàn dân thực hiện bằng các chiến dịch xóa nạn mù chữ lần thứ nhất( 1945-1954) và chiến dịch lần thứ hai(1956- 1958).Cuối năm 1958, chiến dịch 3 năm (1956-1958) xoá mù chữ kết thúc, 93,4% dân số từ 12 đến 50 tuổi đã biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

Sau chiến dịch xoá mù chữ, đông đảo đồng bào miền Bắc vừa có yêu cầu, vừa có điều kiện thuận lợi để học tập văn hóa, chính trị và kĩ thuật đáp ứng giai đoạn phát triển mới. Nghị quyết 93/TW ngày 2/12/1959 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Trình độ văn hoá thấp kém của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo ngày càng trở ngại lớn đến công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Yêu cầu bức thiết là phải ra sức đẩy mạnh và lãnh đạo tốt phong trào BTVH”. Chỉ thị 97 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 18/5/1965 đã nêu rõ: “Công tác bổ túc văn hoá phải được đặt ra cấp thiết hơn trước và bước vào một thời kì phát triển mới. Trên miền Bắc, toàn dân đã huy động được thành một lực lượng sản xuất và chiến đấu hùng hậu, đang đòi hỏi có trình độ văn hoá cao hơn để nhanh chóng tiếp thu được kĩ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý cũng như hiểu biết cần thiết về chiến

tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân”. Từ đó việc học BTVH được phát triển rộng rãi, nội dung học tập cũng được xác định phù hợp với từng loại đối tượng. Do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, ngành học bổ túc văn hóa không những phải phát triển mạnh cấp 1, 2 mà còn phải cố gắng xây dựng và phát triển các trường lớp cấp 3. Chỉ thị 115 của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa IV ngày 7/9/1981 đã chỉ rõ: “Cần mở nhiều trường lớp bổ túc văn hóa vừa học vừa làm ở cơ sở cho cán bộ và thanh niên ưu tú”.

Để đáp ứng sự phát triển của ngành học bổ túc văn hóa, ngày 15/9/1989, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị số 17/CT về phương hướng điều chỉnh Bổ túc văn hóa thành Giáo dục bổ túc. Phong trào học trong nhân dân ngày càng phát triển mạnh, người học không những có nhu cầu học BTVH mà còn có nhu cầu học nâng cao hiểu biết về chính trị, pháp luật, nghề nghiệp …Các trường BTVH nay không chỉ thực hiện nhiệm vụ đơn thuần mà đã dần chuyển sang làm nhiệm vụ đa chức năng như dạy nghề, phổ biến kiến thức thông thường mà người học có nhu cầu. Các Trung tâm GDTX dần dần ra đời đảm nhận nhiệm vụ đa chức năng, đáp ứng nhu cầu người học (Theo CT40/CT ngày 24/7/1991 và CT07/ngày 27/9/1993 của Bộ GD&ĐT). Sự ra đời các trung tâm GDTX thể hiện sự quan tâm của Đảng đến nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân và xây dựng ngành học hỗ trợ cho Giáo dục chính quy là GDTX.

Ngày 4/1/1993, Chính phủ có nghị định 90/CP về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trong điều 1 của nghị định này, cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm 5 phân hệ: Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục chuyên nghiệp, Giáo dục đại học, Giáo dục thường xuyên. Nghị quyết TW4 khoá VII đã khẳng định: “Cần phải thực hiện một nền GDTX cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi mới giáo dục bổ túc và đào tạo tại chức, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục đào tạo không chính quy, khuyến khích tự học. Mở rộng dạy học ngoại ngữ”.

Nghị quyết TW 2 khoá VIII cũng đưa ra chủ trương nhằm thực hiện công bằng xã hội: “tạo điều kiện để ai cũng được học hành”, “tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình”, “mở rộng

các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học tập từ xa. Quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ và các công nhân, các doanh nghiệp, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp các ngành”.

Năm 1998 luật GD ra đời, theo luật thì GDTX trước đây nay đổi thành phương thức Giáo dục không chính quy. Chức năng nhiệm vụ Giáo dục không chính quy được thực hiện như GDTX.

Năm 2005 luật GD mới ban hành, trong điều 4 có ghi rõ “ Hệ thống giáo dục quốc dân gồm Giáo dục chính quy và Giáo dục thường xuyên”

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X định hướng phát triển về giáo dục đào tạo, tiếp tục khẳng định đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu, hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện cho nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới. Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời.

Trong kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2003-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/7/2003, thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển GDTX là:

+ Mục tiêu 1: Đảm bảo rằng tất cả thiếu niên thất học (trong độ tuổi tiểu học và THCS) đều có cơ hội học tập để đạt tới trình độ Tiểu học và THCS.

+ Mục tiêu 2: Đảm bảo rằng tất cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm thiệt thòi đều được tiếp cận miễn phí với các chương trình XMC và sau XMC, các chương trình đào tạo có chất lượng và ở mức độ phù hợp với điều kiện kinh tế về kĩ năng sống cũng như cơ hội học tập suốt đời.

+ Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng, sự phù hợp và kết quả của tất cả các chương trình GDTX (Bổ túc Tiểu học; Bổ túc THCS, các chương trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ và kỹ năng sống) cho thanh thiếu niên và người lớn (cho đến 40 tuổi).

+ Mục tiêu 4: Xây dựng chiến lược quốc gia toàn diện về GDTX và các cơ

hội học tập suốt đời có nội dung phù hợp và có tính khả thi về tài chính và xây dựng xã hội học tập.

+ Mục tiêu 5: Tăng cường quản lý các chương trình giáo dục không chính

qui và GDTX ở cấp địa phương.

Với hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, chúng ta có thể thấy Đảng và Nhà nước luôn chú ý và tạo mọi điều kiện để GDTX phát triển xứng đáng với vị trí và vai trò của nó trong từng thời kì của đất nước. Các thuật ngữ đã được sử dụng như “Bình dân học vụ”, “Bổ túc văn hoá”, “Giáo dục bổ túc”, “Giáo dục phổ thông người lớn”, “GDTX”, “Giáo dục không chính quy” đã phản ánh được sự tiến triển trong quan niệm về GDTX và xu thế hoà nhập với các nước trong khu vực. Quan niệm GDTX ngày càng mở rộng, từ chỗ chỉ quan tâm đến XMC, BTVH, nay đã quan tâm đến nhiều loại hình học tập khác nhau. GDTX có chức năng thay thế, nối tiếp, bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho Giáo dục chính quy. GDTX không phải hoạt động xảy ra một lần rồi chấm dứt mà là quá trình kéo dài suốt cả cuộc đời.

Như vậy GDTX thực hiện chức năng, nhiệm vụ tạo cơ hội cho mọi người ở mọi tầng lớp được học thường xuyên, học suốt đời, đáp ứng nhu cầu "cần gì học nấy" đã phản ánh tính nhân văn sâu sắc. GDTX càng có ý nghĩa đối với người không có điều kiện học tập theo con đường chính quy. GDTX giúp mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm được thời gian, tiền của mà vẫn đạt được mong muốn. GDTX nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là loại hình không thể thiếu trong GD&ĐT. GDTX góp phần lớn vào giáo dục toàn diện con người Việt Nam. Nó góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phục vụ đắc lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)