Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 100)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm bổ sung, điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế của trung tâm, nâng cao tính hợp lý, khả thi của các biện pháp.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến bằng phiếu hỏi dành cho BGĐ, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ở TT (số lượng 6 CBQL và 17 GV).

Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp QL đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Không cần thiết (1 điểm), điểm trung bình: 2 điểm.

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm), điểm trung bình: 2 điểm.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp QL Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HV về đổi mới QLHĐDH 18 5 0 2,78 3 17 6 0 2,74 3 2 Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

19 4 0 2,83 2 19 4 0 2,83 2 3 Tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV 20 3 0 2,87 1 20 3 0 2,87 1 4 Huy động mọi nguồn lực để đầu tư và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, phương tiện DH 15 8 0 2,65 6 14 9 0 2,61 6 5 Đổi mới QL HĐ học của học viên 17 6 0 2,74 4 16 7 0 2,70 4 6

Đổi mới công tác kiểm tra-đánh giá trong HĐ DH

16 7 0 2,70 5 15 8 0 2,65 5

7

Ứng dụng CNTT trong đổi mới công tác QL HĐ DH

15 8 0 2,65 6 14 9 0 2,61 6

Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi thấy rằng có 100% đội ngũ CBQL và giáo viên TT đã thống nhất đánh giá là cần thiết, phù hợp và có tính khả thi .

* Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết cao, không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết.

Biện pháp được đánh giá là cần thiết cao nhất là biện pháp “Tích cực đổi mới

PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên” với điểm trung bình là 2,87. Biện pháp được đánh giá ít cần thiết thấp nhất là biện pháp

“Huy động mọi nguồn lực để đầu tư và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, phương tiện DH” và“Ứng dụng CNTT trong đổi mới công tác QL HĐ DH” nhưng

cũng đạt điểm trung bình là 2,65( trong khi mức độ cần thiết quy ước là 2 điểm). Điều này cũng là dễ hiểu vì hiện nay CSVC đủ bảo đảm cho các HĐ GD&ĐT của TT. Còn việc ứng dụng CNTT trong QL và giảng dạy ở TT còn mới mẻ nên GV chưa thấy hết lợi ích của biện pháp này.

* Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi, không có biện pháp nào đánh giá là không khả thi.

Biện pháp được đánh giá là khả thi nhất là biện pháp “Tích cực đổi mới

PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên” với

điểm trung bình là 2,87. Biện pháp có tính rất khả thi và khả thi cao tiếp theo là các biện pháp “Đổi mới công tác QL, xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho GV” với điểm trung bình là 2,83. Thực tế là BGĐ TT

luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đi học trên chuẩn. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là “Huy động mọi nguồn lực để đầu tư và sử dụng có

hiệu quả CSVC, trang thiết bị, phương tiện DH” “Ứng dụng CNTT trong đổi

mới công tác QL HĐ DH” với điểm trung bình là 2,61. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá chung: Qua điểm trung bình của các biện pháp quản lý hoạt động

dạy học đề xuất cho thấy mối tương quan rất cao giữa mức độ cần thiết và tính khả thi. Qua đó, chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đưa ra là hoàn toàn cần thiết và khả thi với yêu cầu phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học ở Trung tâm GDTX B Ý Yên.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL GD, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng QL HĐDH theo chương trình cấp THPT ở TT GDTX B Ý Yên, Nam Định, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT hiện nay. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động tương hỗ nhau.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp trên CBQL và GV cho thấy các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi cao. Chúng tôi hi vọng rằng những biện pháp trên sẽ tiếp tục góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện công tác quản lí hoạt động dạy học theo chương trình cấp THPT ở trung tâm GDTX B Ý Yên. Với các TTGDTX khác, các CBQL có thể tham khảo và vận dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt cho phù hợp với đợn vị mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận khoa học QL, khoa học QLGD, QL nhà trường và QL TT GDTX, QL HĐDH theo chương trình GDTX cấp THPT. Việc nghiên cứu phần lý luận có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng HĐDH và QL HĐDH theo chương trình cấp THPT ở TT GDTX B Ý Yên.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã nghiên cứu và mô tả khá đầy đủ về thực trạng HĐDH, đặc biệt là công tác QL HĐDH ở TT GDTX B Ý Yên tỉnh Nam Định thông qua việc thu thập dữ liệu, khảo sát và trưng cầu ý kiến của CBQL, GV và HV. Kết quả khảo sát chúng tôi cũng phân tích, so sánh và lý giải được những vấn đề còn bất cập. Trên cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn chúng tôi đề xuất 7 biện pháp QL HĐDH theo chương trình cấp THPT ở TT GDTX. Đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL,GV&HV về đổi mới QL HĐDH. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Biện pháp 3: Tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.

Biện pháp 4: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, phương tiện DH.

Biện pháp 5: Đổi mới QL HĐ học của học viên.

Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra-đánh giá trong HĐDH. Biện pháp 7: Ứng dụng CNTT trong đổi mới công tác QL HĐDH.

1.3. Ý nghĩa của luận văn

Các biện pháp đề xuất nhằm mục đích QL có hiệu quả HĐDH theo chương trình cấp THPT ở TT GDTX B Ý Yên đã được kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi. Như vậy các biện pháp đề xuất của chúng tôi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho công tác QL HĐDH của lãnh đạo TT GDTX B Ý Yên, đồng thời các biện pháp này

cũng có thể tham khảo, áp dụng đối với công tác QL HĐDH ở các đơn vị khác. Tuy nhiên để các biện pháp được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất cần sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh

- Chỉ đạo các Sở liên quan cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức xã hội về xây dựng xã hội học tập. Có chính sách để phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hợp lý.

- Tăng cường nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, đặc biệt quan tâm đến CSVC, nhà công vụ cho giáo viên, trang thiết bị phục vụ dạy học cho các TT GDTX như các trường THPT cùng cấp để đảm bảo chất lượng dạy học.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV.

- Chương trình giảng dạy trong TT GDTX dùng chung với sách giáo khoa phổ thông còn nhiều chỗ chưa phù hợp, nhiều chương- mục- bài không cần thiết, quá dài, học viên khó tiếp thu. Bộ GD&ĐT, vụ GDTX cần có sự chỉ đạo và biên soạn thống nhất hệ thống sách giáo khoa riêng để cho phù hợp với yêu cầu của chương trình GDTX.

- Ngoài quy chế tổ chức và HĐ của TTGDTX, Bộ GD&ĐT cần ban hành thêm những văn bản pháp quy, những hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn, những chính sách đủ hiệu lực để củng cố và phát triển các TTGDTX hiện có.

- Tham mưu với Nhà nước tăng lương cho GV để họ có thể sống được bằng lương.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định

- Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực QLGD, bồi dưỡng lý luận cho CBQL. Tạo mọi điều kiện cho CBQL và GV được đi học nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức nhiều chuyên đề về GDTX cho cán bộ quản lý và giáo viên của các TT. Tổ chức các lớp tập huấn cho CBQL, GV về đổi mới phương pháp DH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV theo chuẩn KT và KN.

- Tăng cường thanh tra hoạt động chuyên môn đối với các TT. Có chế độ đánh giá thi đua, khen thưởng thoả đáng với những CBQL, giáo viên, học viên có thành tích cao trong QL và giảng dạy.

- Tham mưu với UBND tỉnh đầu tư CSVC, TBHD hơn nữa cho các TT . - Tổ chức hoặc giao quyền cho Giám đốc các TT biên soạn lại phân phối chương trình môn học chi tiết để dễ thực hiện hơn.

2.4. Đối với lãnh đạoTrung tâm Giáo dục thường xuyên B Ý Yên

-Tăng cường công tác lãnh đạo của Chi bộ Đảng, xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động của TT và các quy chế phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong Trung tâm GDTX cùng tham gia thực hiện chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động chuyên môn một cách thống nhất, nhằm phát huy sức mạnh tổng thể của các nguồn lực.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Huy động các nguồn lực về tài chính giúp bảo đảm CSVC phục vụ dạy học.

- Chỉ đạo quyết liệt các HĐ chuyên môn, đặc biệt là HĐ đổi mới PPDH chương trình cấp THPT theo hướng phát huy hết năng lực HV, bồi dưỡng phương pháp tự học, đổi mới ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời GV, HV đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập, tạo điều kiện để GV tăng thu nhập chính đáng để ổn định cuộc sống sẽ góp phần nhiều hơn cho giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDTX cấp THPT, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo - quản lý và sự vận

dụng vào quản lý giáo dục- quản lý nhà trường. Tập bài giảng dành cho học viên

cao học QLGD, Đại học Giáo Dục.

3. Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý nhà trường. Bài giảng cao học quản lý giáo dục. Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,

Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2010), Lý luận quản lý nhà trường,

Bài giảng cao học QLGD. Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Chính (2011), Đánh giá trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy cao học

QLGD, Đại học Giáo dục-Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7.Vũ Cao Đàm (2009), Phươngpháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW 4 khóa VII.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

X. Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam(1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành

Trung ương khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2006 của Ban

Bí thư Trung ương về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc

gia Hà Nội.

14.Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.

15. Giáo dục thường xuyên - Định hướng phát triển ở Việt Nam(2001), Nxb Đại học

Quốc Gia Hà Nội.

17. Đặng Xuân Hải (2011), Cơ cấu tổ chức và QL hệ thống GD quốc dân. Tài liệu

giảng dạy cao học QLGD, Đại học Giáo dục.

18. Đặng Xuân Hải(2011), Quản lý sự thay đổi. Tập bài giảng dành cho học viên

cao học QLGD.

19. Đặng Xuân Hải(2007), Vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục và quản

lý Giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học.

20. Nguyễn Trọng Hậu( 2011), Quản lí phát triển nhân sự trong giáo dục. Tài liệu

giảng dạy cao học QLGD, Đại học Giáo Dục.

21. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2010), Lý luận dạy học hiện đại. Tài liệu giảng dạy

cao học QLGD, Đại học Giáo dục-Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Lê Ngọc Hùng (2009), Xã hội học giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Quản lý nguồn nhân lực. Tập bài giảng dành cho

học viên cao học, Đại học Giáo dục-Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008). Tâm lí học quản lí. Tài liệu giảng dạy cao học

QLGD, Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.

25. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1987), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo

dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương, Hà Nội.

27. Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định

số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

28. Unesco 91972), Thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai. Paris. 29. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

Phụ lục 1: (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên)

Để có cơ sở đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp THPT ở trung tâm GDTX B Ý Yên- Nam Định, xin các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình theo các bảng hỏi dưới đây. (Đánh dấu x vào ô lựa chọn theo ý kiến của đồng chí). Xin cảm ơn các đồng chí!

1. Tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy hoc:

TT

Nội dung quản lý HĐDH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ nhận thức Rất QT Quan trọng Ít QT 1 Lập kế hoạch

2 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV

3 Quản lý việc thực hiện quy chế CM, nề nếp dạy học

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

QL giờ lên lớp của GV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ý Yên, tỉnh Nam Định (Trang 100)