NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÂN TẦNG MỨC SỐNG Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 88 - 90)

- Do sự yếu kém, thiếu đồng bộ và những tiêu cực trong bộ máy quyền lực đã dẫn đến sự giàu lên một cách nhanh chóng của một số bọn tham nhũng, làm ăn phi pháp. Chúng đã lợi dụng những khe hở trong bộ máy tổ c hức cán bộ để tạo sự liên minh, liên kết “ma quỉ” giữa một số c án bộ có chức, có quyền đã bị tha hóa, biến chất với nhau, liên minh với những phần tử làm ăn phi pháp, với “bọn xã hội đen”

ngoài xã hội để nhũng nhiễu, lạm dụng quyền lực để làm giàu bất chính. Đây là một trong những nhân tố làm gia tăng sự phân tầng xã hội về mức sống và thu nhập một cách không c ông bằng.

- Tiếp đó, ở Việt Nam hiện nay, sự bất bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm và sắp xếp việc làm đã trở thành nỗi nhức nhối của xã hội. Hiện tượng móc nối, lạm dụng quyền lực của một số cán bộ tổ chức, những người có chức có quyền trong cơ quan đã không còn lạ. Họ tùy tiện mưu cầu lợi ích bất hợp pháp cho c on cái, người thân của họ…Và họ ăn hối lộ để sắp xếp chỗ làm việc c ho những kẻ đi hối lộ. Cùng với hiện tượng này là sự phân công, phân nhiệm thiếu công bằng - một trong những nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội không hợp lý về thu nhập và mức sống.

- Bên cạnh những tiến bộ trên nhiều mặt của ngành giáo dục nước ta trong một số năm qua thì giáo dục vẫn c òn bộc lộ những yếu kém và sự xuống c ấp về một số mặt. Những yếu kém và sự xuống cấp này đã góp phần tạo nên sự phân tầng xã hội không c ông bằng về mức sống, thu nhập của một số bộ phận dân cư trong xã hội. Trước hết, đó là sự bất bình đẳng trong việc đầu tư ngân sách, nguồn lực c ho giáo dục. Rõ ràng, sự đầu tư ngân sách vào việc xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giảng dạy và học tập cũng như phân bổ đội ngũ giáo viên cho các trường, các vùng c ó sự khác nhau, đặc biệt giữa các trung tâm đô thị lớn với các vùng nông thôn, biên cương, hải đảo, vùng xa, vùng sâu. Khoảng cách của sự cách biệt này lên tới nhiều lấn, thậm chí hàng chục, hàng trăm lần. Sự khác biệt này tất yếu sẽ dẫn tới sự phân hóa trong các khả năng để tìm kiếm việc làm. Hệ quả tiếp theo của nó là khoảng cách về mức sống giữa các nhóm dân cư của các vùng sẽ ngày một xa.

Điểm bức xúc thứ hai về giáo dục liên quan đến phân tầng mức ống là sự “chạy chọt” bằng cấp, học hàm, học vị, sự nhũng nhiễu trong việc c hấm điềm đại học…những hành vi thương mại hóa như dạy thêm tràn lan để “hốt bạc”…

- Một bất cập nữa về phân tầng mức sống đang rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, những bất cập trong quản lý đất đai và một số dịch vụ xã hội khác.

Tình trạng y đức suy giảm, xu hướng thương mại hóa dịch vụ y tế, coi công tác chăm sóc sức khỏe như là một dịch vụ c hỉ vì lợi nhuận. Nhiều người nghèo không có tiền vào nằm bệnh viện, hoặc không đủ tiền chi trả thuốc men cho việc khám chữa bệnh. Và đặc biệt là sự mất cân đối trong đầu tư y tế giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Nhiều người dân ở các vùng cần giải phóng mặt bằng để mở rộng đô thị hóa đã không c òn đất để canh tác. Họ nhận được giá đền bù thấp dưới mặt bằng thị trường hiện hành. Thêm vào đó, với số vốn ít ỏi, họ khó c ó thể kiếm được những việc làm ổn định. Nhiều người trong số họ trở thành những người thất nghiệp, thậm c hí là vô gia c ư.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 88 - 90)