IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
6. Khoảng cách giàu nghèo về Y tế, sức khỏe:
6.2. Tình trạng sức khỏe: Tuổi thọ và chiều cao của dân số Việt Nam
Một chỉ báo về sức khỏe nhân dân là tuổi thọ bình quân của dân số. Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 cho biết tuổi thọ trung bình của cả nước, nam và nữ là 72,8 tuổi. Trước đó 10 năm, tức năm 2009 thì tuổi thọ trung bình của cả nam và nữ là 68,2 tuổi. Như vậy có thể nói là tuổi thọ trung bình đã được nâng lên.
Tăng độ tuổi trung bình cũng có nghĩa là tăng tuổi thọ trung bình (life expectancy). Tuổi thọ trung bình thường được tính từ lúc mới sinh. Năm 2010- 2015, một đứa bé mới sinh sẽ kì vọng sống đến 74.3 tuổi (nữ cao hơn nam). Tuổi thọ này thể hiện một sự gia tăng gần 34 tuổi so với năm 1950, và 4 tuổi so với năm 2000. Dự báo cho thấy đến năm 2050, tuổi thọ trung bình sẽ đạt 80 tuổi (tức tương
đương với dân số Âu Mĩ hiện nay), và đến năm 2100 sẽ đạt 85 tuổi, tương đương với nhiều nước kĩ nghệ khác trên thế giới.
Biểu đồ 4. Tuổi thọ trung bình 1960 – 2050
(Nguồn: http://nguyenvantuan.net/health/45-agent-orange/1283-xu-huong-bien- doi-co-cau-dan-so-viet-nam)
Một chỉ báo khác về tình trạng sức khỏe là chiều cao của trung bình dân số. Năm 2010 ước tính chiều c ao trung bình c ủa nam là 166.2cm, của nữ là 153.8cm, chiều c ao trung bình của cả nam và nữ chưa đến 160c m.
Bảng26: Chiều cao trung bình của nam và nữ , năm 2001- 2010
2001-2010 2010
Nam 163.4 166.2
Chung 157.7 159.7
Nguồn: Bộ y tế- Tổng cục thống kê. Báo cáo chuyên đề: thực trạng các mục tiêu y tế quốc gia qua điều tra y tế quốc gia 2001-2010. Nxb Y học. Hà Nội, 2003.