IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
4. Khoảng cách giàu nghèo về tài sản.
4.1. Khoảng cách giàu nghèo về tài sản giữa nông thôn – thành thị.
Trong những năm qua, tỷ lệ hộ có các loại tài sản có giá trị đã tăng lên đáng kể.Trị giá tài sản có giá trị bình quân một hộ đạt 9,1 triệu đồng năm 2002 tăng lên 11,9 triệu đồng năm 2004. Tuy vậy, sự chênh lệch trị giá tài sản giữa thành thị và nông thôn vẫn không hề thu hẹp.
Đơn v ị: 1000 đồng
Khu vực Thành thị Nông thôn
Trị giá tài sản 22,5 triệu đồng 8,2 triệu đồng
Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010
Như vậy, trung bình năm 2004 trị giá tài sản ở các gia đình thành thị gấp 2,7 lần.
Một trong những tiêu chuẩn chỉ báo quan trọng dùng để đánh giá về khoảng cách giàu nghèo của các gia đình trong các khu vực là “đồ dùng lâu bền”. Nhiều cuộc khảo sát về mức sống hộ gia đình Việt Nam đều đặt ra các c âu hỏi như: các hộ gia đình có đồ dùng lâu bền không? Trong 12 tháng qua hộ gia đình có sắm đồ dùng lâu bền không? Trị gái của đồ dùng lâu bền là bao nhiêu tiền?
Về tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền: mức sống bật chất của các hộ gia đình có thể được đo lường thông qua việc mua sắm và sử dụng các đồ dùng lâu bền trong gia đình. Trong số các loại đồ dùng lâu bền đáng chú ý nhất là 11 loại đồ dùng thuộc loại đắt tiền và đặc trưng cho đời sống xã hội hiện đại. Đó là các loại đồ dùng thuộc loại phương tiện giao thông đắt tiền: ô tô, xe máy; phương tiện nghe nhìn: Video, Tivi màu, dàn nhạc; phương tiện truyền thông hiện đại: điện thoại, máy vi tính và loại tiện nghi sinh hoạt: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, bình tắm.
Cuộc điều tra mức sống gia đình Việt Nam năm 2008 c ho biết rõ một số tình hình sau đây: trên phạm vi cả nước, tỷ lệ các hộ gia đình có ít nhất một trong số 11 đồ dùng lâu bền vừa nêu đã tăng rõ rệt từ 96,9% tổng số hộ gia đình năm 2002 lên 99% năm 2008. Đồng thời tỷ lệ hộ gia đình có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua cũng tăng từ 32,8% năm 2002 lên 44,1% năm 2008. Như vậy có thể nói
là trong điều kiện hiện nay mỗi năm có gần một nửa số hộ gia đình Việt Nam mua sắm đồ dùng lâu bền để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xét theo cơ cấu thành thị - nông thôn, tỷ lệ c ác hộ gia đình có đồ dùng lâu bền ở thành thị không quá cao so với tỷ lệ ở nông thôn và khoảng cách c hênh lệch này đã giảm rõ rệt từ 2,7% năm 2002 xuống còn 0,9% năm 2008. Nói cách khác, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền đã giảm nhanh trong thập kỷ vừa qua. Tìm hiểu kỹ hơn về điều này có thể thấy một số xu hướng biến đổi quan trọng sau đây: tỷ lệ các hộ gia đình mua sắm các đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua đều tăng ở cả thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, ở thành thị xu hưởng tăng nhưng sau đó chậm lại, thậm chí giảm rồi lại tăng nhưng vẫn tăng chậm hơn so với nông thôn. Trong khi đó tỷ lệ các hộ gia đình có mua sắm đồ dùng lâu bền ở nông thôn đã tăng rất nhanh và đến năm 2008 thì đạt mức cao hơn cả thành thị.
Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng về tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền thể hiện rất rõ năm 2002; khi đó vùng c ó tỷ lệ cao nhất là đồng bằng sông Hồng với 99,2% số hộ có “đồ dùng lâu bền”. Chênh lệch giàu nghèo ở đây là 13,4% vào năm 2002. Nhưng đến năm 2008, có đến 95,3% số hộ ở Tây Bắc “có đồ dùng lâu bền” khoảng cách giàu nghèo giữa hai vùng này đã giảm xuống 4,3%.
Năm 2002, vùng có tỷ lệ “có mua sắm đồ dùng lâu bền” trong 12 tháng qua cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với 38,2% số hộ có mua sắm và vùng có tỷ lệ thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 24,5% số hộ có mua sắm. Nhưng đến năm 2008, vùng có tỷ lệ cao nhất là vùng Đông Bắc với 48,5% số hộ “có mua sắm”. Như vậy là so với năm 2002, mô hình phân hóa giàu nghèo giữa các vùng đã biến đổi thành mô hình phân hóa ngược; vùng nghèo có nhiều hộ mua sắm đồ dùng lâu bền hơn so với vùng giàu.
Mô hình phân hóa ngược này là kết quả của xu hướng ngược có tính chất ngoại lệ là một vùng giàu đã mua sắm ít hơn vùng nghèo trong thời kỳ 2002 – 2008. Cụ thể là: trong 7 vùng địa lý, 6 vùng đều tăng tỷ lệ hộ có mua sắm trong thời kỳ 2002 – 2008. Trong số c ác vùng này, những vùng nghèo thường tăng nhanh tỷ lệ hộ có mua sắm: ví dụ đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ 24,5% năm 2002 lên 41,4% năm 2008. Chỉ duy nhất có vùng giàu theo xu hưởng ngược lại là giảm tỷ lệ hộ mua sắm. Đó là vùng Đông Nam bộ đã giảm tỷ lệ hộ có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng vừa qua từ mức 36,6% năm 2002 xuống còn gần một nửa là 15,3% số hộ c ó mua sắm năm 2008.
Bảng14 : Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chia theo thành thị, nông thôn và 7 vùng địa lý kinh tế. Năm 2002 – 2008.
ĐVT: %
Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền Tỷ lệ hộ có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua 2002 2004 2006 2008 2002 2004 2006 2008 Cả nước 96,9 98,5 99,0 99,0 32,8 43,3 41,4 44,1 Thành thị 98,9 99,5 99,8 99,6 39,7 48,5 45,2 43,1 Nông thôn 96,2 98,2 98,7 98,7 30,6 41,6 39,9 44,5 ĐB S. Hồng 99,2 99,6 99,8 99,7 38,2 50,3 42,7 43,9 Đông Bắc 94,4 98,0 98,0 97,6 36,7 47,1 45,4 48,5 Tây Bắc 85,8 89,3 92,1 95,3 33,8 43,0 41,2 47,9 Trung Bộ 98,2 98,8 99,1 98,6 31,4 38,2 39,5 42,8 Duyên Hải 95,5 97,7 98,9 99,0 28,9 36,9 34,9 38,2 ĐNB 98,5 99,3 99,5 99,2 36,6 16,0 13,1 15,3
ĐB C. Long 96,1 98,6 99,2 99,6 24,5 35,1 37,9 41,4
Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010
Về giá trị đồ dùng lâu bền: xét về giá trị đồ dùng lâu bền có thể thấy: năm 2008, mỗi hộ gia đình có một lượng đồ dùng lâu bền trị giá tổng cộng là 19.263 nghìn đồng, trong đó các hộ gia đình ở thành thị có giá trị đồ dùng lâu bền là hơn 32 triệu đồng, nhiều hơn gấp 2,3 lần trị giá đồ dùng lâu bền của hộ gia đình ở nông thôn.
Xét theo thời gian từ năm 2002 đến năm 2008: tổng giá trị đồ dùng lâu bền của một hô gia đình Việt Nam đã tăng hơn 2,1 lần, ở thành thị mức tăng này nhanh với 1,8 lần và ở nông thôn mức tăng còn nhanh hơn nữa với mức hơn 2,3 lần.
Năm 2008, trung bình mỗi hộ c ó mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua đã mua được lượng đồ dùng lâu bền trị giá 6.136 nghìn đồng. Trong đó tổng giá trị đồ dùng lâu bền mua được của hộ gia đìnhthành thị nhiều hơn gấp 2 lần nông thôn. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về trị giá đồ dùng lâu bền không giảm mà tăng lên từ 1,9 lần lên hơn 2 lần trong c ùng thời kỳ này.
Bảng 15: Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ chia theo thành thị, nông thôn và 8 vùng đại lý, kinh tế. Năm 2002 – 2008.
Đvt: 1000 VND
Hộ có đồ dùng lâu bền Hộ có mua đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua
2002 2004 2006 2008 2002 2004 2006 2008 Cả nước 9063 11871 14172 19263 4694 4757 5318 6136 Cả nước 9063 11871 14172 19263 4694 4757 5318 6136 Thành thị 18194 22506 24882 32655 7007 7280 7713 9812 Nông thôn 6026 8244 10056 14009 3732 3767 4289 4751 ĐBSH 9439 12667 15771 21281 4823 4966 5556 6470 Đông Bắc 6681 8397 11097 15048 3856 4372 4596 5456 Tây Bắc 5265 7252 9859 15179 3672 4403 5481 5675 Trung Bộ 6298 8392 9882 13240 3521 3909 4236 4123 Duyên Hải 9003 11233 12736 17443 4799 3471 4299 4791 ĐNB 16147 20140 23546 30254 7070 6533 8205 9701 ĐBSCL 7378 8329 11135 15353 3921 3782 4200 7457
Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010