Khoảng cách giàu nghèo về thu nhập:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 36 - 41)

IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

1.Khoảng cách giàu nghèo về thu nhập:

1.1. Khoảng cách giàu nghèo về thu nhập giữa nông thôn – thành thị Bảng 2 : Thu nhập bình quân người/tháng chia theo khu vực nông thôn và Bảng 2 : Thu nhập bình quân người/tháng chia theo khu vực nông thôn và thành thị (Đơn v ị tính: 1000đ)

Phân chia theo

Năm

Thành thị 151,3 750,9 622,1 815,4 1.058,0 1.605,0 2129,7 Nông thôn 77,4 205,3 275,1 378,1 506,0 762,0 1070,5

Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo khu vực thành thị và nông thôn qua các năm (đơn vị: 1000 đồng)

622.1 815.4 815.4 1058 1605 2129.7 275.1 378.1 506 762 1070.5 0 5 00 1 000 1 500 2 000 2 500 200 2 2004 2006 200 8 2010 TT NT

Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự chênh lệch về thu nhập và mức sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội được đo thông qua nhiều thông số khác nhau. Một trong những thông số phản ánh chính xác sự chênh lệch giàu nghèo đó là thu nhập bình quân đầu người hàng tháng. Qua số liệu điều tra, chúng ta nhận thấy rằng, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng đều tăng nhanh ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Cụ thể là qua 7 năm, thu nhập bình quân đầu người của khu vực thành thị tăng 14.07 lần (từ 151,3000 đồng đến 2.129,7000 đồng) trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng gấp 13.08 lần (từ 77.4 đồng lên 1.070,5 đồng). Đây là một kết quả đáng mừng của việc tăng trưởng kinh tế đặc biệt là từ sau đổi mới đến nay, cuộc sống của người dân đã được nâng cao và có bước chuyển biến rõ rệt nhất là ở khu vực nông thôn. Mặc dù, có sự tăng trưởng về mặt thu nhập nhưng nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy rằng, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở khu vực thành thị luôn luôn cao hơn khu vực nông thôn. Cụ thể, khoảng cách c hênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn về thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 1993 là 1.95 lần, đến năm 2010 là 1.98 lần. Đây là thành quả của chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong những năm gần đây. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra nhằm giảm thiểu số hộ nghèo trong cả nước, nâng cao chất lượng cuộc sống c ủa nhân dân, đưa đất nước phát triển.

Năm 2008, trong tám nguồn thu nhập của người dân, thu nhập nhiều nhất là từ nguồn “tiền lương, tiền công” với số tiền là 345.5 nghìn đồng/người/tháng, chiếm gần 35% trong tổng số thu nhập 995.2 nghìn đồng/người/tháng. Nguồn thu nhập lớn thứ hai là “nông nghiệp” với tỉ trọng đóng góp là hơn 202 nghìn đồng chiếm hơn 20% tổng thu nhập của người dân. Các nguồn thu nhập “khác” không xác định đóng góp gần 186 nghìn đồng/người/tháng chiếm gần 19% tổng thu nhập. Tuy nhiên, khi xem xét cơ cấu thu nhập của từng khu vực thành thị và nông thôn có thể phát hiện thấy tình hình như sau: người dân thành thị thu nhập chủ yếu từ nguồn lao động “làm công ăn lương” với số tiền là 683.5 nghìn đồng chiếm 42.5% tổng thu nhập c ủa họ. Nguồn lao động “thương mại” và “dịch vụ” đóng góp tới 23% cho tổng thu nhập và các nguồn “khác” khó xác định đóng góp gần 24% thu nhập.

Trong khi đó, ở nông thôn người dân chủ yếu thu nhập từ lao động “nông nghiệp” với tỉ trọng nguồn thu là 33.7%, nguồn thu lớn thứ hai là “tiền lương, tiền công” chiếm hơn 28%. Điều này chứng tỏ là một bộ phận đáng kể người dân ở nông thôn đã có việc “làm công ăn lương”. “Thương mại” đóng góp 7.6% tổng thu nhập của người dân ở nông thôn nhưng “dịch vụ” chỉ đóng góp có 4.5% và các nguồn khác không xác định đóng góp 11.5%. Qua các số liệu cho thấy cơ cấu thu nhập của người dân thành thị chủ yếu là từ “tiền lương, tiền công”, “thương mại”, “dịch vụ” tức là nguồn thu đặc trưng cho những phương thức sản xuất với lối sống thành thị. Trong khi đó, đối với nông thôn, nguồn thu chủ yếu là từ “nông nghiệp” và “tiền lương, tiền công” và “thương mại”. Đặc biệt ở thành thị có nhiều nguồn thu nhập “khác” với tỉ trọng lên đến 24% nhiều gấp đôi so với nông thôn.

Điều này góp phần giải thích vì sao tỉ lệ nghèo ở thành thị ít hơn ở nông thôn: người thành thị không những có thu nhập ổn định là tiền công, tiền lương do

không phụ thuộc vào “nông nghiệp” mà còn có các nguồn thu đặc trưng cho thành thị là các hoạt động “dịch vụ” và các nguồn khác rất phong phú, đa dạng. Theo thời gian từ năm 2002 đến năm 2008, chênh lệch về tổng thu nhập bình quân nhân khẩu giữa thành thị và nông thôn đã giảm đi theo xu thế giảm bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn. Xét cơ cấu nguồn thu nhập có thể thấy tốc độ giảm chênh lệch diễn ra nhanh nhất đối với nguồn thu “xây dựng” từ mức chênh lệch 8 lần năm 2002 xuống còn 2.57 lần năm 2008. Trong khi 7 nguồn thu nhập khác đều có giảm sút về mức chênh lệch với tốc độ nhanh chậm khác nhau, nhưng riêng nguồn “khác” khó xác định lại tăng: năm 2002 mức c hênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn từ nguồn “khác” là 3.14 lần nhưng đến năm 2008 mức chênh lệch này là 3.48 lần.

Bảng 3: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị - nông thôn (Đơn vị: 1000 đồng) Chung T iền lương, tiền công Nông nghiệp Lâm nghiệp T hủy sản Công nghiệp Xây dựn g T hươn g nghiệp Dịch vụ Khác Cả nước 20 02 35 6.1 116.4 82 .4 4.5 14.5 19.7 1.6 34.4 24.8 57.7 20 04 48 4.4 158.4 10 9.5 4.8 17.4 26.0 2.1 47.8 32.8 85.5 20 06 63 6.5 218.0 13 2.0 5.1 21.2 34.8 3.5 62.3 44.5 115.1 20 08 99 5.2 345.5 20 2.3 6.9 29.5 50.4 5.3 94.9 74.9 185.6 T hành thị 20 02 62 2.1 274.7 28 .0 1.0 13.7 35.8 4.8 76.9 66.4 120.7 20 04 81 5.4 346.1 37 .8 0.7 9.5 43.4 4.3 101 .9 90.0 181.8 20 06 10 58.4 453.8 46 .7 1.8 10.6 63.6 8.0 129 .2 116.0 229.6 20 08 16 05.2 683.5 58 .1 1.1 18.5 78.8 9.5 191 .0 181.7 383.1 20 02 27 5.1 68.2 99 .0 5.6 14.8 14.8 0.6 21.5 12.2 38.5 20 04 37 8.1 98.1 13 2.5 6.1 20.0 20.4 1.5 30.5 14.5 54.6

Nông thô n 20 06 50 5.7 140.0 16 7.1 9.8 25.8 25.6 2.0 40.3 20.6 77.6 20 08 76 2.2 216.4 25 7.4 9.1 33.8 39.6 3.7 58.2 34.0 110.1 Chênh lệch 20 02 2.26 4.03 0.28 0.18 0.93 2.42 8.00 3.58 5.44 3.14 20 08 2.11 3.19 0.23 0.12 0.55 1.99 2.57 3.28 5.34 3.48

Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010.

Điều này chứng tỏ là cơ cấu nguồn thu nhập của nông thôn đang có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu thu nhập thành thị, theo đó ở nông thôn hoạt động “xây dựng” diễn ra nhiều hơn, mạnh mẽ hơn và các nguồn thu cũng được mở rộng hơn theo thời gian. Nhờ vậy mà chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm đi, phân hóa thành thị và nông thôn nói c hung đang giảm.

1.2. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng về nguồn thu nhập

Bảng 4: Thu nhập bình quân người/tháng chia theo vùng trong cả nước qua các năm (Đơn vị tính: 1000đ)

Phân chia theo Năm

1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 Đồng bằng s ông

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 36 - 41)