Tăng trưởng kinh tế đối tác động tới sự phân tầng xã hộ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 30 - 34)

III. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘ

2. Tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hộ

2.1. Tăng trưởng kinh tế đối tác động tới sự phân tầng xã hộ

Phân tầng xã hội đang diễn ra khá phổ biến và khá phức tạp trên tất cả các bình diện, các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta. Nó diễn ra trong phạm vi cả nước, cả nông thôn và thành thị, đồng bằng miền núi, ở cả trong nội bộ mỗi giai cấp và giữa các tầng lớp. Nơi nào mà kinh tế phát triển, thị trường hàng hóa sôi động thì nơi đó phân tầng xã hội diễn ra gay gắt hơn. Còn nơi nào mà sản xuất hàng hóa chưa phát triển thì sự phân tầng xã hội ở đó con mờ nhạt.

Phân tầng xã hội đã từng xuất hiện và tồn tại lâu ở nước ta. Tuy nhiên, quy mô tính chất và mức độ của nó là không giống nhau.

Trong xã hội phong kiến trước đây, nền tảng của xã hội nông nghiệp, lao động thủ công, năng suất lao động thấp, tuy có phân tầng xã hội về mặt kinh tế song mức độ chưa cao. Ngoài một số chủ ruộng đất và các bậc vua chúa quan lại c ó nhiều tài sản, còn tuyệt đại đa số những người nông dân có c uộc sống nghèo nàn, tương đối ngang bằng nhau.

Trong những xã hội cổ truyền, sự phân tầng về tuổi tác và nghề nghiệp nổi lên rõ rệt hơn, duy trì lâu bền hơn và phổ biến hơn. Trong các làng xã nông thôn nước ta trước đây,sự phân tầng theo thứ tự tuổi tác luôn được đề cao, người già được kính trọng hơn, c ó quyền hơn so với những kẻ khác.

Sự phân tầng theo nghề nghiệp cũng khá rõ ràng “Sĩ, nông, công thương. Trong tâm trí người dân và trong văn học dân gian phản ánh sự đề cao, tôn trọng đối với những người có trình độ học vấn, nhân cách c ao, có nghề nghiệp giỏi hơn so với những người chỉ có tài sản, tiền bạc mà không có chức nghiệp gì.

Từ sau năm 1954 đến trước thời kì đổi mới (1986), ở miền Bắc và sau đó là ở miền Nam (sau năm 1975) xã hội ta đã xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trên phạm vi toàn xã hội. Chính chế độ hành chính quan liệu bao cấp tồn tại khá lâu đã làm cho xã hội trở nên trì trệ, tăng trưởng kinh tế chậm, một bộ phận lợi dụng c hức quyền và những c ơ sở của Nhà nước ngấm ngầm tích lũy c ho bản thân tạo ra khoảng cách với tuyệt đại đa số dân cư còn lại khác.

Từ khi nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế mở cửa, tuân theo quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường. Chính trong sự đua tranh gay gắt này nhiều người do có bản lĩnh, năng động thị trường và nắm được cơ may đã “bật” lên và trở thành giàu có, số còn lại thì rơi vào những khó khăn lúng túng và trạng thái bất lợi. Trong điều khiện như vậy phân tầng xã hội được bộc lộ rõ nét.

Công cuộc đổi mới gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định c ùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh ra không ít những hệ quả xã hội mà chúng ta đang phải tập trung giải quyết. Một trong các hệ quả như vậy là sự phân tầng xã hội. Theo GS. TS Nguyễn Bách Khoa (đại học thương mại): “tốc độ tăng trưởng cao đã cải thiện nhanh chóng mức thu nhập c ủa người dân”. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế sẽ khiến cho những người “giàu càng giàu và nghèo lại càng nghèo”. điều này cho thấy, tình trạng tụt hậu c ủa người nghèo trong mối tương quan với người giàu. Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập c ủa các nhóm cư dân cho thấy người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Từ đó dẫn đến hiện tượng phân tầng trong xã hội.

Thêm vào đó, những người chủ sở hữu tư liệu sản xuất thường có thu nhập ngày càng cao, thu nhập của người lao động thì ít thay đổi làm cho khoảng cách giữa giới chủ và người lao động ngày càng lớn. sự tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống c ủa người dân đô thị. Song, c hính điều này đã tạo nên sự phân hóa rõ rệt giữa người giàu và người nghèo giữa tầng lớp c ó thu nhập cao và tầng lớp thu nhập thấp. Những người giàu có điều kiện đầu tư cho việc học tập và nâng cao sức khoẻ, nhờ vậy họ sẽ có năng lực để tiếp cận thị trường và kiếm được việc làm có thu nhập cao. Trong khi đó, người nghèo không có điều kiện học tập và sức khoẻ yếu nên khó tìm được việc làm có thu nhập cao mà thường phải làm những công việc ít tiền với vị thế xã hội không cao. Như thế có nghĩa là sự chênh lệch giàu nghèo là nguyên nhân của sự phân tầng xã hội.

Theo GS. Lê Ngọc Hùng phát biểu tại Hội thảo “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” về “Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay” thì: “Sự phân tầng xã hội ở Việt Nam có những xu hướng biến đổi như thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của sự phân hoá giàu nghèo và nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội”. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tất yếu sẽ làm thay đổi nhiều về mặt xã hội, bởi c ơ hội việc làm và thu nhập là khác nhau giữa nhiều nhóm xã hội, sự khác biệt về quyền lực, vốn xã hội, về vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn tài chính, vốn con người giữa các nhóm này, tạo ra các cơ hội sinh kế khác nhau giữa họ. Các nhóm nông dân thiếu đất hay bị mất đất canh tác, bị tổn thương bởi thiên tai, dịch bệnh, hay các rủi ro cá nhân, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, người di cư tự do vào các đô thị, người nghèo và cận nghèo, người khuyết tật... là các nhóm dễ rơi xuống đáy của các thang bậc xã hội và lâm vào cảnh bần cùng hơn.

Dưới đây là bảng so sánh sự tăng trưởng về kinh tế và sự phân tầng xã hội về thu nhập:

Năm Tốc độ tăng trưởng GDP/người(USD)

2000 6,79 319 2001 6,84 413 2002 7,20 440 2003 7,26 492 2004 7,70 552 2005 8.43 636

2006 8,17 723

2007 8,50 835

2008 6,23 994

2009 5,32 1.134

2010 6,78 1.168

Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy rằng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế qua các năm thì khoảng cách về thu nhập trong xã hội ngày càng tăng. Cụ thể vào năm 2004: tổng GDP là 552 USD thì mức độ chênh lệch về thu nhập là 8.1 lần cho đến năm 2010: tổng GDP là 1168 và mức c hênh lệch đã tăng lên 9.2 lần.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)