Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu giữa nông thôn – thành thị, và các vùng trong nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 48 - 53)

IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

2.1.Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu giữa nông thôn – thành thị, và các vùng trong nước.

2. Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu

2.1.Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu giữa nông thôn – thành thị, và các vùng trong nước.

vùng trong nước.

Bảng 5 : Mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng khu vực nông

thôn và thành thị năm 2002, 2004, 2006, 2008 và năm 2010.( Đơn vị tính: 1000đ)

Năm 2002 2004 2006 2008 2010

Thành thị 497.5 652.0 811.8 1245.3 1827.9

Nông thôn 232.1 314.3 401.7 619.5 950.2

Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010.

Mức chi tiêu cho đời sống khu vực thành thị năm 2010 gấp 1.92 lần khu vực nông thôn và có xu hướng hẹp dần khoảng cách (hệ số này thời kỳ 2006-2008 là 2.01 lần; 2004-2006 là 2,06 lần; thời kỳ 2002-2004 là 2,1 lần). Mặc dù vậy, con số chênh lệch này vẫn rất lớn, điều đó thể hiện rằng mức sống ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn, mức độ hưởng thụ cuộc sống ở thành thị hơn rất nhiều lần so với nông thôn.

Ở cả nông thôn và thành thị, mức chi không phải ăn uống tăng lên theo từng năm. Điều đó chứng tỏ mức sống của dân cư đã tăng dần lên (116.7 nghìn/ người/tháng năm 2002 năm 2003, lên 167.2 năm 2004, 217.5 năm 2006, 331.5 năm 2008 và 536.9 năm 2010).

Tỷ trọng chi tiêu đời sống chiếm đa số trong tổng chi tiêu ở cả khu vực nông thôn, thành thị và các nhóm thu nhập. Tuy vậy, tỷ trọng chi tiêu đời sống trong

tổng chi tiêu giảm dần qua các năm và tỷ trọng chi tiêu khác tăng dần qua các năm ở tất cả các khu vực thành thị và nông thôn, ở tất cả các nhóm thu nhập. Điều số cho thấy mức sống của người dân tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Tỷ trọng chi tiêu đời sống ở thành thị thấp hơn ở nông thôn. Năm 2008, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu ở thành thị là 43.5%, trong khi đó, ở nông thôn là 49.9%. Năm 2006, tỷ trọng này là 44.6% và 51.1%, năm 2006 là 43.9% và 50.2%. Khi còn nghèo người dân phải dành phần lớn chi tiêu cho việc đảm bảo đời sống gia đình. Tỷ trọng chi tiêu thành thị thấp hơn ở nông thôn, tỷ trọng chi tiêu khác ở thành thị cao hơn nông thôn, điều đó cho thấy mức sống ở thành thị cao hơn mức sống ở nông thôn.

Tỷ trọng cho tiêu ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng càng cao thì mức sống người dân càng thấp và ngược lại. Ở Việt Nam, tỷ trọng này hiện vẫn còn cao, tuy nhiên đã có xu hướng giảm dần qua các năm qua. Tỷ trọng chi tiêu ăn uống ở thành thị luôn thấp hơn ở nông thôn là dấu hiệu cho thấy mức sống ở thành thị cao hơn mức sống ở nông thôn.

Tỷ trọng chi tiêu không phải ăn uống hút ở thành thị trong những năm qua luôn cao hơn ở nông thôn. Năm 2008, tỷ lệ này ở thành thị là 51.4% và ở nông thôn là 43.6%. Người dân thành thị dành tỷ trọng chi tiêu cho c ác sinh hoạt khác không phải cho ăn uống cao hơn ở nông thôn cho thấy mức sống ở thành thị cao hơn ở nông thôn.

Bảng 6 : Cơ cấu chi tiêu bình quân nhân khẩu chia theo chi ăn uống hút và chi không phải ăn uống hút ở thành thị và nông thôn. (Đơn vị: %)

Chi tiêu đời sống

Chi tiêu uống hút Chi tiêu không phải ăn uống hút

2002 2004 2006 2008 2010 2002 2004 2006 2008 2010 Cả Cả nước 100 56.7 53.8 52.8 53 52.9 43.4 46.5 47.2 47 47.2 Thành thị 100 51.6 48.9 48.2 48.6 48.9 48.4 51.1 51.8 51.4 51.2 Nông thôn 100 60 56.7 56.2 56.4 56.1 40 43.3 43.8 43.6 43.9

Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

Xét riêng năm 2008, tổng c hi tiêu cho đời sống ở thành thị c hỉ nhiều hơn một chút so với nông thôn. Nhưng tỷ trọng chi cho không phải ăn uống ở thành thị là 46.1% nhiều hơn hẳn tỷ trọng 38.6% ở nông thôn. Điều đặc biệt là tỷ trọng chi khác ở nông thôn là 11.5% nhiều hơn chi khác ở thành thị. Rất có thể ở nông thôn có một số khoản chi khác và một số khoản chi c ao hơn ở thành thị, ví dụ, giá điện sinh hoạt ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Đi lại ở nông thôn khó khăn hơn ở thành thị.

Xét theo thời gian, ở cả thành thị và nông thôn, tỷ trọng chi khác và chi không phải cho ăn uống đều tăng, trong khi tỉ trọng chi c ho ăn uống đều giảm trong thời gian 2002-2008.

Bảng 7: Cơ cấu chi tiêu phân chia theo ăn uống, hút, chi không phải ăn uống hút và chi khác qua các năm (Đơn vị: %)

Tổng chi tiêu

Tổng c hi tiêu đời

sống

Chi tiêu ăn, uống, hút Chi tiêu không phải ăn uống hút Chi tiêu khác Cả nước 2002 100 91.6 51.9 39.7 8.4 2004 100 90.6 48.5 42,1 9.4 2006 100 90.0 47.5 42.5 10 2008 100 88.9 47.1 41.8 11.1 Thành thị 2002 100 92.6 47.8 44.9 7.4 2004 100 91.3 44.6 46.7 8.7 2006 100 91 43.9 47.1 9.1 2008 100 89.5 43.5 46.1 10.5 Nông thôn 2002 100 91 54.6 36.4 9 2004 100 90.2 51.1 39.1 9.8 2006 100 89.3 50.2 39.2 10.7 2008 100 88.5 49.9 38.6 11.5

Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

Xem xét chi tiết cơ cấu chi tiêu cho đời sống của thành thị và nông thôn cho biết một số điều đáng chú ý như sau:

- Chi cho thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất: ở thành thị là 25.6% nhưng ở nông thôn là 28.7%

- Chi cho lương thực ở nông thôn là 16.5% nhiều gần gấp đôi mức chi cho lương thực ở thành thị.

- Chi cho uống và hút ở thành thị và nông thôn gần như giống nhau, khoảng 2.7-2.8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong c ác khoản chi không phải ăn uống, ở thành thị chi nhiều hơn cho “nhà ở, điện, nước” với 5.3% gần nhiều gấp đôi ở nông thôn với 2.8%.

- Chi cho “đi lại” ở thành thị cũng cao hơn nông thôn: tỉ trọng tương ứng là 16% và 12.2%. Đây là mục c hi c hiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi không phải ăn uống.

- Đặc biệt là chi cho “văn hóa, thể thao, giải trí” ở thành thị là 2.7% nhiều gấp 4.5 lần tỉ trọng 0.6% ở nông thôn. Trong khi đó, chi c ho chăm sóc sức khỏe, y tế ở nông thôn là 8.7% nhiều hơn thành thị với 5.8%.

Cơ cấu chi tiêu cho đời sống phản ánh cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội kể cả phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn: người dân thành thị thường chi nhiều hơn cho các nhu cầu văn hóa, thể thao, giải trí, giáo dục, đi lại, thông tin, liên lạc và điện nước, tức là những khoản chi tiêu cần cho lối sống thành thị. Trog khi đó, ở nông thôn người dân phải c hi tiêu nhiều cho lương thực, thực phẩm, thiết bị đồ dùng gia đình và chăm sóc sức khỏe.

Bảng 8 : Cơ cấu chi tiêu cho đời sống chia theo thành thị/nông thôn và khoản chi qua các năm (Đơn vị: %)

Thành thị Nông thôn

Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 Chi ăn uống hút 51.6 48.9 48.2 48.6 60.0 56.7 56.2 56.4 Lương thực 8.3 7.3 6.9 8.0 19.0 16.4 15.4 16.5 Thực phẩm 26.6 25.4 26.2 25.6 29.7 28.9 29.2 28.7

Chất đốt 2.3 2.3 2.5 2.6 3.4 3.1 3.3 3.2

Ăn uống ngoài gia đình 10.6 11.1 9.5 9.7 4.8 5.4 5.3 5.3

Uống hút 3.8 2.9 3.1 2.7 3.2 3.0 3.1 2.8

Chi không phải ăn uống hút 48.4 51.1 51.8 51.4 40.0 43.8 43.8 43.6 May mặc, mũ nón, giày dép 4.5 4.1 4.3 4.2 5.3 4.7 4.7 4.2 Nhà ở, điện nước, vệ sinh 5.8 5.7 5.4 5.3 3.1 3.2 3.2 2.8 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.6 9.1 9.9 7.9 7.7 8.7 8.7 8.7 Y tế, chăm sóc sức khỏe 4.8 6.4 5.8 5.8 6.2 6.8 6.8 7.0 Đi lại, bưu điện 11.7 12.5 13.6 16.0 8.9 10.6 10.6 12.2

Giáo dục 7.2 7.2 6.8 6.7 5.4 6.1 6.1 5.7

Văn hóa, thể thao, giải trí 1.9 2.2 2.5 2.7 0.5 0.8 0.8 0.6 Chi phí về đồ dùng, dịch vụ

khác

3.8 4.0 3.6 2.9 3.0 2.9 2.9 2.4

Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 48 - 53)