Khoảng cách giàu nghèo về thunhập giữa nhóm hộ giàu – nghèo trong cả nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 45 - 47)

IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 Đồng bằng s ông

1.3. Khoảng cách giàu nghèo về thunhập giữa nhóm hộ giàu – nghèo trong cả nước.

cả nước.

Biểu đồ 2: Khoảng cách giàu nghèo ở nước ta qua các năm

Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình qua các năm của Tổng cục Thống kê, chúng ta nhận thấy chênh lệch về giàu nghèo ở nước ta đang ngày càng có khoảng cách lớn. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất có một khoảng cách lớn. So sánh 20% số hộ c ó mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất năm 2010 thì khoảng cách c hêch lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là 9,2 lần (tăng gấp 1.48 lần so với năm 1993). Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam đạt 1.387.200 đồng/người/tháng thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, còn thu nhập trung

bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3.400.000 đồng. Khoảng cách này đang giãn ra ngày càng rộng. Không chỉ ở thành thị và nông thôn, mà ngay trong các vùng quê, chênh lệch giàu nghèo đang ngày càng lớn. Kết qủa điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh trên cả nước của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì trong những gia đình nông thôn, giãn cách giàu nghèo ngày càng rộng. Trong nền kinh tế thị trường, chênh lệch giàu nghèo là điều tất yếu. Nhưng sự chênh lệch giàu nghèo phản ánh sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng. Ở góc độ nào đó, đây là nguyên nhân khoét sâu mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội.

Theo kết quả điều tra từ năm 1990 đến nay, khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập cao nhất có xu hướng ngày càng tăng. Sự chênh lệch về thu nhập đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta, nhưng còn ở mức độ c ho phép, c hưa trở thành mâu thuẫn về lợi ích và vẫn đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, c ần phải khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, nhằm giữ khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội về thu nhập trong giới hạn tối ưu, không để trở thành vấn đề xã hội bức xúc.

Tiểu kết: Tóm lại, xét về mức thu nhập và cơ cấu nguồn thu nhập, có thể thấy

cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội ở nước ta không tránh khỏi c ó sự phân hóa rất rõ rệt về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở cả khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền và trong phạm vi cả nước.

Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội về mức sống thể hiện qua chỉ báo thu nhập có diễn biến phức tạp: một mặt phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn giảm, phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền cũng giảm. Nhưng mặt khác, mức

phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập ở cả khu vực thành thị và nông thôn và trong cả nước đang có xu thế tăng lên. Phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm xã hội lại tăng ở hầu hết tất cả các vùng trong cả nước, trong khi phân hóa giàu nghèo với mức rất cao lại giảm ở vùng giàu nhất. Nói c ách khác, xét trên tổng thể, mức sống về thu nhập của người dân ở các nhóm xã hội, các tầng lớp xã hội, các vùng miền, khu vực trong cả nước đều được cải thiện và chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền đang có xu thế giảm.

Phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm trong nội bộ từng khu vực, từng vùng miền đang diễn biến phức tạp, với tốc độ tăng giảm khác nhau tùy từng lúc, từng nơi. Điều này liên quan tới cơ cấu nguồn thu nhập: nơi nào hay nhóm xã hội nào có nguồn thu nhập nặng về nông nghiệp, ít thương mại, dịch vụ và các nguồn khác thì nơi đó thường có mức thu nhập thấp hơn so với mức thu nhập từ c ác nguồn “tiền lương, tiền công”, “thương mại”, “dịch vụ” và các nguồn khác, phong phú đa dạng. Điều này gợi ra ý tưởng quan trọng là cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập đồng thời chuyển dịch nguồn thu nhập theo hướng phi nông nghiệp, làm công ăn lương, thương mại, dịch vụ để nâng cao thu nhập và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo về thu nhập giữa các vùng miền, khu vực và các nhóm xã hội.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)