Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về cơ hội đến trường

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 73 - 74)

IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

5. Khoảng cách giàu nghèo về giáo dục:

5.2.1. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về cơ hội đến trường

về cơ hội đến trường

5.2.1. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về cơ hội đến trường trường

Ở cấp tiểu học, tỉ lệ đi học đúng tuổi c ủa trẻ em thành thị chỉ nhiều hơn 3.3% tỉ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em nông thôn. Điều đó có nghĩa là mức độ bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn về tỉ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là không lớn. Tuy nhiên, theo cấp học, khoảng c ách giữa thành thị và nông thôn tăng dần và đạt mức cao nhất ở bậc giáo dục cao đẳng đại học với mức 29.5%, tỉ lệ đi học đúng tuổi của thành thị là 36.25 nhiều hơn gấp 5.4 lần tỉ lệ đi học đúng tuổi của nông thôn (6.7%).

Bảng 21: Tỷ lệ nhập học đúng tuổi chia theo cấp học và thành thị nông thôn. Năm 2009.

Nơi cư trú/các vùng kinh tế-xã hội

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi Tiểu học THCS THPT Cao đẳng, đại học Toàn quốc 95.5 82.6 46.7 16.3

Thành thị 97.2 88.8 68.4 36.2

Nông thôn 94.9 80.6 52.8 6.7

Khoảng cách thành thị-nông thôn 3.3 8.2 16.6 29.5

Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Hà Nội, 2010.

Tỉ lệ đi học đúng tuổi trung học phổ thông và nhất là cao đẳng đại học ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị là một trở ngại lớn c ho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn. Điều này đặt ra vấn đề lớn đối với quản lý sự phát triển xã hội theo nguyên tắc công bẳng xã hội và bình đẳng xã hội,cụ thể là thu hẹp sự bất bình đẳng xã hội giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tầng xã hội phân tích những nét cơ bản về đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phân tầng xã hội (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)