IV. KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
2. Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu
2.3. Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu giữa các nhóm giàu – nghèo trong cả nước.
2.3. Khoảng cách giàu nghèo về chi tiêu giữa các nhóm giàu – nghèo trong cả nước. cả nước.
Tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống, trong chi tiêu cho đời sống là một chỉ tiêu tốt để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước nghèo nên tỷ trọng này còn c ao, nhưng đã có xu hướng giảm rõ rệt, tuy vậy vẫn còn có sự chênh lệch giàu – nghèo rất lớn.
Bảng 10: Chênh lệch giàu nghèo về các khoản chi tiêu cho đời sống qua các năm (Đơn vị: %)
Năm
Chi ăn, uống, hút Chi không phải ăn, uống, hút 20% số hộ nghèo nhất 20% số hộ giàu nhất 20% số hộ nghèo nhất 20% số hộ giàu nhất 2002 70.1 49.6 29.9 50.4 2004 66.5 46.9 33.5 53.1
2006 65.2 45.8 34.8 54.2
2008 65.1 45.9 43.9 54.1
2010 65.8 44.9 34.2 55.1
Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010
Ngoài những nhu cầu cơ bản là đảm bảo chi tiêu về ăn uống, hút con người còn cần thoả mãn các nhu c ầu khác ngoài ăn uống, đó là nhu cầu vui c hơi giải trí, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, may mặc, đi lại…Những nhóm hộ giàu có cơ hội hưởng thụ những nhu c ầu ngoài ăn uống lớn hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo.
Nếu so sánh mức chi tiêu cho ngoài ăn uống giữa 20% hộ c ó mức c hi tiêu cao nhất với 20% hộ c ó mức c hi tiêu thấp nhất thì hệ số chênh lệch có xu hướng giảm từ năm 2002 đến 2008: năm 2002 là 7.49 lần; năm 2004 là 7.06 lần; năm 2006 là 7.05 lần và năm 2008 là 6.53. Tuy nhiên, đến năm 2010 con số này đã tăng một cách nhanh chóng với 7.53 lần. Điều này chứng tỏ sự chênh lệch khoảng cách giàu
nghèo rất lớn. Nguyên nhân điều này là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài c hính toàn cầu, giá tiêu dùng tăng cao so với c ác năm trước, người dân nghèo có ý thức tiết kiệm một phần mua sắm đồ dùng để tập trung cho ăn uống, trong khi đó, các hộ c ó điều kiện khá giả thì không c ần thiết phải quan tâm nhiều tới vấn đề này.
Có một nghịch lý là người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế khi mắc bệnh lại thấp hơn các nhóm đối tượng khác. Qua điều tra của tổng cục thống kê chúng ta có thể nhận thức rõ điều đó.
Bảng 11 : Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe người/tháng của nhóm hộ nghèo nhất và nhóm hộ giàu nhất qua các năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010.9
Đơn vị tính: 1000đ
Nhóm hộ Năm
2002 2004 2006 2008 2010
20% số hộ nghèo nhất 7.1 11.0 13.8 24.0 29.0 20% số hộ giàu nhất 28.8 51.1 53.5 77.5 110.9
Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010
Chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe người/tháng của nhóm hộ nghèo nhất thấp hơn nhiều lần so với nhóm hộ giàu, khá giả. Năm 2002 mức c hênh lệch đó là 4.06 lần, đến năm 2004: 4.65; 2006: 3.88; 2008: 3.23 và năm 2010 là 3.82. Người nghèo lại được hưởng chất lượng chăm sóc y tế thấp hơn nhóm có thu nhập c ao và nhóm người giàu. Có đến 70% người nghèo khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở,
9
Result of the survey on household living standards 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010.
trong khi đó, 40% người giàu khám chữa bệnh ở tuyến trên (theo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002). Tuy phần lớn người nghèo sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến c ơ sở và chi phí y tế của người nghèo ít hơn 2,5 lần so với người giàu nhưng gánh nặng chi phí y tế đối với người nghèo lại là lớn nhất trong tất cả các nhóm dân cư. Đó là chi phí cơ hội, về thời gian của người nghèo chiếm khoảng 26% tổng c hi phí y tế. Gánh nặng c ủa việc mất thời gian do ốm đau của người nghèo chiếm khoảng ¼ tổng chi phí khám chữa bệnh. Kể cả những người nghèo có bảo hiểm y tế hoặc được miễn giảm viện phí thì gánh nặng chi phí đối với họ vẫn là rất lớn, tương đương với khoảng 10 tháng chi tiêu ngoài lương thực, thực phẩm. Được hưởng chất lượng y tế thấp, cộng thêm những khó khăn về kinh tế càng khiến người nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn giữa ốm đau bệnh tật và nghèo đói. Theo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002, trong số 52% người nghèo không c hữa bệnh thì lí do khó khăn về tài chính chiếm hàng đầu.
Bảng 12: Chi tiêu cho giáo dục người/ tháng của nhóm hộ nghèo nhất và nhóm hộ giàu nhất qua các năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010.
Đơn vị tính: 1000đ
Nhóm hộ Năm
2002 2004 2006 2008 2010
20% số hộ nghèo nhất 6.0 8.1 10.9 17.1 24.8 20% số hộ giàu nhất 35.8 46.5 56.6 86.2 148.4
Nguồn: Tổng cục thống k ê. Kết quả k hảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, đó là điều tối ưu, là c on đường cho người nghèo có cơ hội thay đổi đời sống của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó chưa bao giờ được đầu tư đúng mức. Năm 2002 chênh lệch giàu nghèo về chi phí
cho giáo dục là 6.0 lần; năm 2004: 7.74 lần; 2006: 5.19 lần; 2008: 5.04 lần; và năm 2010 là 5.98 lần. Phân hoá giàu nghèo vừa là kết quả vừă là tác nhân của sự sự phân tầng xã hội. Những người giàu có điều kiện đầu tư cho việc học tập và nâng cao sức khoẻ, nhờ vậy họ sẽ có năng lực để tiếp c ận thị trường và kiếm được việc làm có thu nhập cao. Trong khi đó, người nghèo không có điều kiện học tập và sức khoẻ yếu nên khó tìm được việc làm có thu nhập cao mà thường phải làm những công việc ít tiền với vị thế xã hội không cao. Như thế có nghĩa là sự chênh lệch giàu nghèo là nguyên nhân của sự phân tầng xã hội và ngược lại.
Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với c ác dịch vụ xã hội c hất lượng cao và có mức hưởng thụ văn hóa tinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều đó cho thấy, sự chênh lệch về mức c hi tiêu giữa các nhóm đang có xu hướng tăng lên. Sự tăng mạnh của nó sẽ làm cho khoảng c ách phát triển không đồng đều giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn dãn ra, chênh lệch về mức sống ngày càng tăng.