Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT):

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại ngân hàng (Trang 39 - 41)

- Chức năng trung gian thanh toán: NH BIDV chi nhánh Bến Tre thực hiện các nghiệp vụ sau:

a)Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT):

Tiền gửi của các TCKT là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các TCKT được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định. Các TCKT thường gửi tiền vào NH dưới hình thức không kì hạn, có kì hạn,và tiền gửi chuyên dùng. Khách hàng chủ yếu là TCKT có nhu cầu thanh toán lớn, thanh toán nhanh gọn, an toàn và đạt hiệu quả cao, nên khi thông qua NH để thanh toán thì hình thức tiền gửi có kì hạn không thuận tiện trong giao dịch.Vì thế, nguồn vốn huy động này chủ yếu là không kì hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, kịp thời của các doanh nghiệp.Và một phần tiền gửi chuyên dùng để kí quỹ bảo lãnh cho các công trình dự án, đầu tư của các TCKT.

Dựa vào bảng ta thấy, tiền gửi của các TCKT qua 3 năm có biến động như sau:

- Năm 2006: Tiền gửi của các TCKT là 302.287 triệu đồng chiếm

42,75% trên tổng vốn huy động. Trong đó tiền gửi không kì hạn là 263.391 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao hơn tiền gửi có kì hạn và tiền gửi chuyên dùng với 37,25%, tiền gửi có kì hạn là 35.271 triệu đồng chiếm tỉ lệ 4,99% và tiền gửi chuyên dùng là 3.625 triệu đồng chiếm 0,51 % trên tổng vốn huy động.

- Năm 2007: Tiền gửi của các TCKT là 274.943 triệu đồng, chiếm tỉ lệ

không kì hạn và tiền gửi chuyên dùng giảm so với năm 2006. Năm 2007, tiền gửi không kì hạn đạt 205.109 triệu đồng (chiếm 24,89% trên tổng vốn huy động) giảm 22,13 % so với năm 2006, tiền gửi chuyên dùng đạt 2.997 triệu đồng (chiếm 0,36 %) giảm 17,32 % so với năm 2006. Tiền gửi có kì hạn có tăng 89,49% so với năm 2006 tuy nhiên khoản mục này chỉ chiếm 8,11% nên không làm cho tổng tiền gửi của các TCKT tăng lên.

Ta thấy, vốn huy động từ các TCKT giảm, nguyên nhân là do tiền gửi không kì hạn và tiền gửi chuyên dùng giảm. Sở dĩ, loại tiền gửi không kì hạn giảm là do một số doanh nghiệp đang trong thời kì sản xuất kinh doanh đầu tư vào hoạt động của mình nên các doanh nghiệp cần nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu của mình, chưa tiến hành thanh toán qua NH. Một số doanh nghiệp còn lại đã thực hiện xong quá trình thanh toán với đối tác và thu được lợi nhuận nên đem tiền gửi vào NH dưới hình thức tiền gửi có kì hạn để thu được một khoản thu nhập an toàn và ổn định, vì thế đã làm cho tiền gửi có kì hạn tăng lên.

- Năm 2008, tổng tiển gửi của các TCKT là 324.181 triệu đồng (chiếm

32,86 % trên tổng vốn huy động), tăng 7,24% so với năm 2007. Năm 2008, tiền gửi không kì hạn (chiếm tỉ lệ 21,78%) thấp hơn năm 2007, 2006 và tăng 4,78 % so với năm 2007. Tiền gửi chuyên dùng chiếm tỉ lệ 0,37%, và tăng 22,52 % so với năm 2007. Bên cạnh đó, tiền gửi có kì hạn cũng tăng lên 58 % so với năm 2007 đạt con số rất cao 105.608 triệu đồng (chiếm tỉ lệ 10,70 % trên tổng vốn huy động).

Ta thấy , tiền gửi của các TCKT năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007, nguyên nhân do tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, và tiền gửi chuyên dùng tăng rất nhanh, chứng tỏ trong năm 2008, các tổ chức kinh tế đã đạt được những thành công và hiệu quả rõ rệt. Tiền gửi không kì hạn tăng lên nhờ vào sự tín nhiệm của các TCKT đối với chi nhánh tăng lên, họ nhìn thấy được lợi ích của việc thanh toán qua NH, thấy được sự an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi để bước vào một chu kì mới, kèm theo mức lãi suất hợp lí đã khuyến khích họ gửi tiền vào NH, nâng cao nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kì hạn tăng rất nhanh cho thấy được các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, họ gửi vốn tạm thời nhàn rỗi vào Ngân hàng để tăng thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, tiền gửi chuyên dùng cũng tăng là do nền kinh tế tỉnh đang từng bước công nghiệp hóa hiện đại

hóa thì lượng doanh nghiệp mới, các tổ chức kinh tế mới ra đời, cũng như nhiều dự án, công trình mới phát sinh nên việc kí quỹ bảo lãnh, bảo hành tăng là lẽ đương nhiên, để thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế tỉnh nhà nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại ngân hàng (Trang 39 - 41)