Tiền gửi của dân cư:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại ngân hàng (Trang 41 - 43)

- Chức năng trung gian thanh toán: NH BIDV chi nhánh Bến Tre thực hiện các nghiệp vụ sau:

b) Tiền gửi của dân cư:

Đây là loại tiền gửi hình thành từ hình thức tiền gửi tiết kiệm và phát hành kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chia ra 2 loại: tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn. Đây là loại tiền gửi thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Trong 3 năm qua, tiền gửi dân cư liên tục tăng lên và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng vốn huy động. Cụ thể như sau:

- Năm 2006, tổng tiền gửi dân cư là 404.886 chiếm 57,25% trên tổng vốn huy động. trong đó tiền gửi tiết kiệm là 387.760 triệu đồng (gồm tiết kiệm không kì hạn là 1.344 triệu đồng và tiết kiệm có kì hạn là 386.416 triệu đồng), phát hành kì phiếu chứng chỉ tiền gửi là 17.126 triệu đồng. Ta thấy, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỉ lệ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. TGTK có kì hạn chiếm tỉ lệ 54,64 %, trong khi đó, TGTK không kì hạn chỉ chiếm 0,19 %.

- Năm 2007, tổng tiền gửi dân cư là 549.142 triệu đồng chiếm 66,64% trên tổng vốn huy động cao hơn tỉ trọng năm 2006(57,25%). Trong đó, tiền gửi tiết kiệm là 490.142 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 102.382 triệu đồng (+26,40%) và phát hành kì phiếu chứng chỉ tiền gửi đạt 59.000 triệu đồng, tăng 41.874 triệu đồng(+244,50%). Trong tiền gửi tiết kiệm thì tiết kiệm không kì hạn tăng lên rất đáng kể đạt 8.970 triệu đồng, tăng 7.626 triệu đồng so với năm 2006 (+576,41%). Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn cũng tăng 94.756 triệu đồng(+24,52%) so với năm 2006 đạt mức 481.172 triệu đồng.

Ta thấy tiền gửi tiết kiệm và phát hành CCTG đều tăng cao, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm không kì hạn tăng rất cao đạt 576,41% so năm 2006, điều này làm cho tổng tiền gửi dân cư tăng nhanh. Nguyên nhân tăng nhanh của tiền gửi tiết kiệm không kì hạn là: trong năm 2007 chi nhánh thực hiện chương trình tiết kiệm “ổ trứng vàng” với lãi suất cao (đối tượng áp dụng là loại tiền gửi tiết kiệm không kì hạn) ví dụ: số dư tiền gửi của khách hàng 10 triệu đồng: 5 triệu đầu khách hàng hưởng lãi suất không kì hạn bình thường, 3 triệu sau hưởng lãi suất

cao hơn, 2 triệu còn lại được hưởng lãi suất cao hơn nữa. Chương trình này được các hộ kinh doanh cá thể rất ưa chuộng, vừa có thể dể dàng rút tiền ra bất cứ lúc nào để tiện việc thanh toán, mà không phải chịu mức lãi suất thấp khi khách hàng rút tiền trước hạn như khi gửi tiết kiệm có kì hạn, vừa được hưởng lãi suất cao. Nhờ chương trình này làm cho tiền gửi tiết kiệm không kì hạn tăng lên góp phần làm tăng vốn huy động.

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và phát hành CCTG, kì phiếu tăng là do có sự chỉ đạo hướng dẫn thưc hiện trực tiếp của Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, chi nhánh áp dụng lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà khuyến mại ví dụ như chương trình khuyến mãi huy động vốn: đối tượng khách hàng là cá nhân gửi tiết kiệm, sản phẩm khuyến mại là phiếu mua hàng tại các siêu thị Coopmart trên toàn quốc, đã thu hút được khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.

Đến năm 2008, tổng tiền gửi của dân cư đạt 662.363 triệu đồng (chiếm 67,14 % trên tổng vốn huy động) tăng 113.221 triệu đồng (+20,62%) so với năm 2007.Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt 561.620 triệu đồng (chiếm 56,93%) và kì phiếu chứng chỉ tiền gửi đạt 100.743 triệu đồng (chiếm 10,21%). Ta thấy, tiền gửi tiết kiệm của dân cư năm 2008 tăng 71.478 triệu đồng (+14,58%) so với năm 2007, nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm có kì hạn tăng lên nhiều 16,47% so với năm 2007, mặc dù tiền gửi tiết kiệm không kì hạn có giảm 86,45% nhưng loại tiền gửi này chiếm tỉ lệ không đáng kể (0,12%). Năm 2008, chi nhánh tập trung huy động tiết kiệm có kì hạn thậm chí một tuần, hai tuần, một tháng, hai tháng…vì tình hình kinh tế xã hội diễn biến phức tạp, lãi suất tăng giảm bất thường nên Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam chỉ đạo huy động tiết kiệm có kì hạn và giảm huy động tiết kiệm không kì hạn..Bên cạnh đó, phát hành kì phiếu chứng chỉ tiền gửi chiếm tỉ trọng cũng tương đối cao 10,21%, và tăng qua các năm, điều này cho thấy hình thức huy động này cũng đang dần thu hút khách hàng. Sự tăng trưởng của tiền gửi dân cũng thể hiện được tình hình kinh tế của các hộ dân cư trong tỉnh được cải thiện ổn định và phát triển, họ đem vốn nhàn rỗi dư thừa của mình gửi vào NH nhằm mục tiêu sinh lợi an toàn và ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại ngân hàng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)