Yếu tố an ninh chính trị và chính sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại ngân hàng (Trang 56 - 59)

- Hoạt động kinh doanh thẻ: chi nhánh đã tăng cường công tác quảng bá

4.2.1.1. Yếu tố an ninh chính trị và chính sách nhà nước

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một môi trường pháp lí, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.

V an ninh - chính tr: Như chúng ta đã biết ngân hàng là một lĩnh vực

kinh doanh vô cùng nhạy cảm với tất cả yếu tố, đặc biệt là yếu tố chính trị. Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực nói chung và Bến Tre nói riêng. Chính trị sự ổn định này sẽ là nền tảng cơ bản thúc đẩy các ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên trên cả nước vẫn còn những vụ án liên quan đến hoạt động của NH như: khách hàng gian lận hoặc do lỗi kĩ thuật của NH mà khách hàng có thể rút tiền vượt quá số dư tài khoản của họ gây thiệt hại cho NH, kẻ gian lấy cắp tiền trong tài khoản của khách hàng ở các máy rút tiền tự động đã gây hoang mang cho người gửi tiền.

Các qui định ca Nhà nước: Bên cạnh các chính sách thường xuyên tác động đến hoạt động ngân hàng như: các quy định về qui mô vốn, bảo hiểm tiền gửi, các chính sách về cạnh tranh,… và các quy định của Nhà nước, Bộ tài chính

và Ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế,v.v… đã được quy định cụ thể dưới dạng các văn bản pháp quy, mỗi ngân hàng phải thường xuyên theo dõi để có những chiến lược cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt là các qui định sau đây đã tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn của ngân hàng:

- Kể từ ngày 01/04/2007 ngoài các hình thức như: văn phòng đại diện, chi nhánh, Ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Để mở một chi nhánh của Ngân hàng thương mại của nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh, trong khi đó mức yêu cầu đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ USD.Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong tương lai có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới bởi lẽ NH 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như NHTM của Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại như được mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, các công ty đơn vị trực thuộc, được góp vốn mua cổ phần tại các NHTM Việt Nam.

- Đặc biệt là sự ra đời của Tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Tổ chức này giảm thiểu rủi ro và có thể can thiệp vào mọi thời điểm trong “vòng đời” của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, từ lúc tổ chức này ra đời, “khỏe mạnh” hay “ốm yếu”… đều có vai trò đo lường, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro của bảo hiểm tiền gửi. Ngay cả khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi suy yếu đến mức buộc phải giải thể, phá sản thì lúc này bảo hiểm tiền gửi không chỉ đứng ra chi trả mà còn áp dụng các biện pháp xử lý khác giúp tổ chức tín dụng rút khỏi thị trường thật “êm”, tránh lây lan ảnh hưởng xấu tới sự an toàn của thị trường tài chính và cả nền kinh tế. Như vậy, mô hình giảm thiểu rủi ro cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mô hình giảm thiểu rủi ro hoạt động trên nguyên tắc tối ưu: chi phí thấp nhất, chia sẻ thiệt hại công bằng, thực hiện các mục tiêu chính sách công của bảo hiểm tiền gửi (bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền; giám sát rủi ro, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành

mạnh của các tổ chức tín dụng; chủ động tham gia tái cấu trúc hệ thống ngân hàng - tài chính). Cụ thể vào ngày 01/08/2000 BIDV đã được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhận bảo hiểm, thực hiện Nghị định 89/1999 của Thủ tướng chính phủ để bảo đảm an toàn cho người gửi tiền. Nghị định này quy định cụ thể như sau:

+ Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi: tất cả các đơn vị trực thuộc của BIDV Việt Nam có nhận tiền gửi bằng VNĐ của các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh (bao gồm người cư trú và không cư trú) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.

+ Loại tiền gửi được bảo hiểm: Tiền được bảo hiểm là tiền gửi bằng Việt Nam đồng của các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm gồm các loại tiền gửi sau:

1.Tiền gửi bằng VNĐ có trên tài khoản tiền gửi của khách hàng theo qui định của NH Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản tại TCTD gồm: Tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi chuyên dùng.

2.Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ theo qui định của NH Nhà nước gồm: tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn).

3. Tiền mua các giấy tờ có giá bằng VNĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Tóm lại, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc cho ngân hàng phát triển trong tương lai.

Chính sách ca tnh (Về hoạt động của các ngân hàng)

Trong mục tiêu phát triển của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đến năm 2010 đã đề ra, có một số mục tiêu đã có tác động mạnh mẽ đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn như: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống ngân hàng trên địa bàn theo hướng đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng gắn với nâng cao khả năng quản lý của ngân hàng nhà nước, tạo lập môi trường bình đẳng, lành mạnh và an toàn trong hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Đa dạng và hiện đại hoá các hình thức huy động vốn, để tiến tới chủ động về nguồn vốn; mở rộng đối tượng cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng đến mọi thành phần kinh tế và dân cư; đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho sản xuất kinh doanh, đời sống dân cư. Chú trọng tín dụng

cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, phục vụ đắc lực cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Phấn đấu đến năm 2010, về nguồn vốn đạt 8.000 tỷ đồng, tăng bình quân 11,2%/năm; nâng tỷ trọng huy động vốn tại đại phương vào các ngân hàng từ 37% năm 2005 lên 48% năm 2010. Tổng doanh số cho vay phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm là 24.500 tỷ đồng. Dư nợ đến cuối năm 2010 đạt mức 7.800 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm 50% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại ngân hàng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)