2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguyên vất liệu xây dựng
doanh nguyên vất liệu xây dựng
Trong lĩnh vực kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài như: Clinker, sắt, thạch cao, ngói thái lan, thiết bị công nghiệp, … . Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện kinh doanh các mặt hàng như: Xi măng, xi măng trắng,…với chức năng như nhà phân phối cho nhà máy sản xuất xi măng.
Trong các mặt hàng kinh doanh nói trên thì mặt hàng clinker và sắt là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu ở lĩnh vực kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng và là mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty, còn các mặt hàng khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Vì thế ta có thể chia các nặt hàng kinh doanh của công ty thành ba nhóm cơ cấu mặt hàng đó là clinker, sắt và những mặt hàng khác (bao gồm: Xi măng, thạch cao, ngói, …).
Qua biểu đồ dưới và số liệu bảng 4 về doanh thu nguyên vật liệu xây dựng theo cơ cấu nghành hàng (trang 40 ) sau thể hiện cơ cấu doanh thu theo mặt hàng ta có thể thấy được tỷ lệ (%) doanh thu của từng mặt hàng trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng của công ty trong 3 năm (2003 – 2005).
Biểu đồ 2: DOANH THU CLINKER, SẮT, MẶT HÀNG KHÁC CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005
0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 Đồng 2003 2004 2005 Năm Clinker Sắt Mặt hàng khác
Bảng 3: DOANH THU NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005
ĐVT: Đồng VN Mặt
hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2003
Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) trưởng (%)Tăng trưởng (%)Tăng Clinker 153.296.099.067 64,32 219.485.117.666 58,77 231.634.958.829 76,87 43,18 5,54 Sắt 96.920.601.065 31,52 107.540.469.868 37,15 61.638.805.444 20,45 10,97 - 42,68 Hàng khác 10.648.165.352 4,16 14.203.723.763 4,08 8.087.580.713 2,68 33,39 - 43,06 Tổng doanh thu 260.854.865.48 4 100,00 341.229.331.297 100,00 301.361.344.985 100,00 30,81 - 11,68
Năm 2003 doanh thu của mặt hàng clinker chiếm tỷ lệ là 64,32% trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, còn doanh thu từ mặt hàng sắt chiếm 31,52% và doanh thu từ các mặt hàng khác chiếm 4,16%.
Trong năm 2004 doanh thu từ mặt hàng clinker chỉ chiếm 58,77% trong khi đó doanh thu từ mặt hàng sắt lại tăng lên đến 37,15% trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dưng, còn doanh thu từ các mặt hàng kinh doanh khác chiếm 4,08%.
Đến năm 2005, thì doanh thu của mặt hàng clinker lại tăng lên đột ngột chiếm tới 76,87%, còn doanh thu của mặt hàng săt và các mặt hàng khác thì ngược lại giảm xuống lần lượt còn lại là 20,45% và 2,68% trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng.
Qua phân tích trên thấy rỏ, năm 2005 doanh thu của mặt hàng clinker tăng tỷ trọng trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng so với năm 2003 và năm 2004, còn doanh thu của mặt hàng sắt và doanh thu của các măt hàng khác lại giảm tỷ trọng trong tổng doanh thu. Đây là sự mất cân đối trong doanh thu ngày càng lớn giữa các mặt hàng, ngoài các mặt hàng truyền thống như clinker, sắt đòi hỏi công ty cần phát triển thêm một số mặt háng chiến lược khác để tăng doanh thu đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài mặt hàng khi có biến động lớn xảy ra với các mặt hàng đó để hoạt động kinh doanh của công ty trở nên ổn định hơn trong nền kinh tế luôn luôn biến đổi như hiện nay.
Mặt hàng clinker: Mặt hàng clinker là mặt hàng kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của công ty và được xem là mặt hàng chủ lực của công ty trong các năm. Năm 2005 doanh thu clinker đạt 231.634.958.829 đồng, tăng 12.149.841.163 đồng, tương ứng tăng 5,54% so với năm 2004.
Nguyên nhân dẩn đến doanh thu clinker tăng cao là do trong năm nay nhu cầu thị trường về vật liệu xây dựng tăng cao, trong đó xi măng là một trong những vật liệu chính dùng trong xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngành xây dựng, các nhà máy sản xuất xi măng cần mua nhiều clinker, nguyên liệu chính để sản xuất xi măng thành phẩm. Với xu hướng phát triển của thị trường, công ty đã tân dụng cơ hội đó cho mình để cung ứng hàng theo nhu cầu của thị trường và đạt được doanh thu cao trong năm 2005.
Bên cạnh đó công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng tiêu thụ, phát triển thị trường kinh doanh của mình sang một số tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có thể nói, trong năm 2005 công ty có những bước phát triển mới đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này, đây là hướng đi mang tính chiến lược đúng đắn của công ty.
Mặt hàng sắt: Sắt cũng được xem là mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty chỉ đứng sau clinker. Trong năm 2005 doanh thu của mặt hàng sắt đạt 61.638.805.444 đồng, so với năm 2004 giảm 45.901.664.424 đồng tương ứng giảm 42,68%. Như vậy, trái với doanh thu của clinker, doanh thu của mặt hàng sắt trong năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004.
Nguyên nhân là do trong năm 2005, giá cả mặt hàng phôi thép biến động mạnh, đẩy giá cả của mặt hàng sắt thép tăng cao dẫn đến giảm nhu cầu và từ đó doanh thu của mặt hàng này cũng bị ảnh hưởng, điều này cũng làm giảm tỷ trọng của sắt trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng trong năm 2005, chính vì thế mà công ty nên có những chiến lược cụ thể để hạn chế những tác động xấu của thị trường đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặt hàng kinh doanh khác: Các mặt hàng này gồm thạch cao, xi măng, xi măng trắng, ngói,… Trong năm 2005, doanh thu của mặt hàng này cũng chỉ đạt 8.087.580.713 đồng, giảm 6.116.143.050 đồng tương ứng giảm 43,06% so với năm 2004. Nguyên nhân là vì, trong năm qua công ty đã cắt giảm một số hoạt động kinh doanh kém hiệu qủa và tăng cường đầu tư chiều sâu cho các hoạt động kinh doanh còn lại.
2.4.2.3. Phân tích tình hình hình thực hiện doanh thu theo cơ cấu thị trường tiêu thụ
Các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng mà công ty kinh doanh chủ yếu là cung cấp cho các nhà máy như: Các nhà máy ở miền Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, và nhiều nhà máy ở các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nay từ đầu công ty đã nhận thấy thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long là một thị trường lớn, đầy tiềm năng và đang phát triển rất mạnh, từ đó công ty đã đi vào khai thác, mở rộng góp phần đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty. (bảng số liệu ở trang 44 sau thể hiện tình hình thực hiện doanh thu của công ty theo cơ cấu thị
trường)
Biểu đồ 3: DOANH THU NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO CƠ CÂU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005
0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000Đồng 2003 2004 2005 Năm
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tp Hồ Chí Minh Miền Đông Nam Bộ
Nhìn vào biểu đồ trên và số liệu bảng 4 (trang 44) thể hiện doanh thu của hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng theo cơ cấu thị trường tiêu thụ ta thấy, doanh thu tại thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ trong năm 2005. Cụ thể là ở năm 2003 doanh thu tiêu thụ của thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 126.514.609.760 đồng, chiếm 48,50% trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, thì sang năm 2004 danh thu của thị trường này tăng lên 192.525.196.320 đồng, chiếm đến 56,42% trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Nhưng đến năm 2005 thì doanh thu tiêu thụ của thị trường này có xu hướng giảm xuống so với năm 2004, chỉ đạt 178.767.552.474 đồng nhưng lại chiếm tới 59,32%, so với năm 2004 thì năm 2005 doanh thu tiêu thụ thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long đã giảm 13.757.643.847 đồng, tương ứng giảm 7,15%. Tỷ trọng doanh thu của thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn tăng với tốc độ ổn định cho thấy thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với công ty.
Bảng 4: DOANH THU NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DƯNG THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005
ĐVT: Đồng VN
Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004
Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỉ lệ(%) Tăng trưởng(%) Tăng trưởng(%) Đồng bằng SCL 126.514.609.760 48,50 192.525.196.321 56,42 178.767.552.474 59,32 52,18 -7,15 Tp.Hồ Chí Minh 97.820.574.556 37,50 107.756.624.620 31,58 89.444.043.717 29,68 10,16 -16,99 Đông Nam Bộ 36.519.681.168 14,00 40.947.517.536 12,00 33.149.748.794 11,00 12,12 -19,04 Tổng doanh thu KD-NVLXD 260.854.865.48 4 100,00 341.229.311.297 100,00 301.361.344.985 100,00 30,18 -11,68
Thị trường tiêu thụ chiếm tỷ trọng thứ hai sau thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2003 doanh thu tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh đạt 97.820.574.556 đồng, chiếm 37,50% trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Sang năm 2004 doanh thu tiêu thụ ở thị trường này đã tăng lên đến 107.756.624.620 đồng, tuy nhiên tỷ trọng tiêu thụ của nó lại giảm xuống còn 31,58% trong tổng doanh thu tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng năm 2004. Đến năm 2005 doanh thu tiêu thụ tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh giảm còn 89.444.043.717 đồng, và tỷ trọng tiếp tục giảm chỉ còn lại 29,68% trong tổng doanh thu nguyên vật liệu xây dựng năm 2005. So với năm 2004 thì năm 2005 danh thu tiêu thụ của thị trường này giảm 18.312.580.903 đồng, tương ứng giảm 16,99%. Mặc dù doanh số tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh không cao như thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng đây vẫn là thị trường trọng điểm, nên nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của công ty sau này.
Còn đối với thị trường miền Đông Nam Bộ, doanh thu của thị trường này trong năm 2003 đạt 36.519.68.168 đồng, chiếm 14,00% trong tổng doanh thu tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng năm 2003. Sang năm 2004 doanh thu tiêu thụ của khu vực này đạt 40.149.748.794 đồng, chiếm 12% trong tổng doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Cũng như những thị trường trên, năm 2005 doanh thu tiêu thụ của thị trường này chỉ đạt mức 33.149.748.768 đồng, tương ứng giảm 19,04% so với năm 2004.
Nhìn chung, qua phân tích trên ta thấy, thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng của công ty qua các năm 2003, 2004, 2005. Đây là thị trường mục tiêu mà công ty hướng đến và chiến lược kinh doanh hiện tại cũng như tương lai luôn định hướng phát triển thị trường mục tiêu này. Còn đối với thị trường thành phố Hồ Chí Minh, và miền Đông Nam Bộ, tuy có tỷ trọng thấp nhưng là thị trường có tầm quan trọng đáng kể trong kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty.
năm 2004, nhưng ngoài các yếu tố khách quan thì một số lĩnh vực, bộ phận hoạt động chưa được hiêu quả, thiếu ổn định trong kinh doanh cần phải có những biện pháp khắc phục tình hình này và giữ cho doanh thu có một mức tăng trưởng luôn ổn định. Có như vậy mới đảm bảo được sự bền vững của phát triển trong công ty. 2.4.3. Phân tích tìn hình thực hiện lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào, tổ chức kinh tế nào cũng phải quan tâm và là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty. Chính vì vậy cần phải phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận theo từng lĩnh vực hoạt động, theo từng cơ cấu mặt hàng để từ đó có thể thấy rỏ lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận nhiều, mặt hàng kinh doanh nào đem
lại lợi nhuận cao cho công ty, trên cơ sở đó có chiến lược phát triển phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động cũng như mặt hàng nào cần chú trọng kinh doanh.