Tăng doanh thu và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 94 - 99)

3.1. Nghiên cứu tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay thì để tăng cường khả năng kinh doanh, mở rộng thị trường thì hàng hóa của công ty phải luôn tạo nên thế cạng tranh, ngoài yếu tố hàng đầu là chất lượng thì yếu tố giá cả cũng được xem là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Chính vì thế, ngoài việc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mẩu mã đẹp công ty phải không ngừng nghiên cứu đưa ra các biện phấp sản xuất hợp lý, cắt giảm bớt các chi phí không cần thiết để các sản phẩm được tạo ra với chi phí thấp nhất. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm của công ty tăng tính cạnh tranh từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

3.2. Có kế hoạch thu mua và dự trữ hàng hoá hợp lý

Trên thị trường luôn biến động và chứa đựng nhiều rủi ro, để giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp, làm tăng uy tín với khách hàng và luôn luôn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng khi họ cần thì công ty phải có chính sách thu mua và dự trữ hàng hóa hợp lý để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả nhất. Một số giải pháp sau đây có thể giúp công ty làm điều đó.

Luôn thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp, tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn, thực hiện đầy đủ các điều khoản được ký kết trong hợp đồng, đặc biệt là việc thanh toán tiền hàng.

Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà cung cấp hiện tại để nâng cao chất lượng của các nguồn hàng và tìm được một mức giá hợp lý hơn.

Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin của ngành. Đồng thời nắm rỏ giá cả hàng hóa từ các nhà cung cấp để có chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như thỏa thuận hợp đồng với khách hàng.

Tích cực tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới có khả năng cung cấp hàng hóa với chất lượng và số lượng ổn định, giá cả hợp lý để công ty có thêm sự lựa chọn cũng như giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp hiện tại.

Ngoài ra, công ty tìm biện pháp khai thác các khoản chiết khấu, giảm giá mà nhà cung ứng đưa ra. Đồng thời xem xét diển biến hoạt động kinh doanh của họ nhằm tránh những rũi ro có thể xảy ra.

PHẦN KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận

tế để hội nhập với kinh tế thế giới làm cho thị trường trong nước trở nên đầy biến động. Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh nhiều vấn đề được đặt ra đối với từng doanh nghiệp mà trong đó vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và nhất là công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC nói riêng.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC về doanh thu, lợi nhuận và tài chính cũng như những nhận địng trong công tác quản lý đi đến những kết luận sau.

Nhìn chung, trong năm 2005 công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC đã kinh doanh có hiệu quả hơn năm trước, công ty cần duy trì mức tăng trưởng về lợi nhuận đồng thời cần tiếp tục phát huy hơn nữa mọi nguồn lực của mình để phát triển doanh thu. Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu cắt giảm bớt các khoản chi phí không hiêu quả để hoạt động kinh doanh trở nên tốt hơn.

Để có thể đứng vũng và phát triển trên thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt và đối phó với những tác động từ môi trường bên ngoài, công ty cần có chiến lược kinh doanh với những kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ hoạt động. Sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn và tài sản đầu tư cho công ty, điều nay sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, đạt kết quả cao hơn trong kinh doanh.

Trong tương lai, nền kinh tế sẽ có nhiều thay đổi, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Muốn nâng cao hiệu qủa sán xuất kinh doanh công ty phải phối hợp cách toàn diện các nguồn lực, hạn chế những nhược điểm đồng thời phát huy những thế mạnh của công ty tạo nên vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Trãi qua nhiều thử thách phải đối mặt công ty vẫn đứng vững và không ngừng phát triển. Để có được kết quả đó, công ty đã biết vượt qua những chặng đường khó khăn trong quá khứ, với những thành tựu mà công ty có được cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng chắc chắn trong tương lai công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC sẽ ngày càng lớn mạnh hơn.

2. Kiến nghị

được hiệu quả hơn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty và tạo được nhiều tích lũy hơn, em xin có vài lời kiến nghị đóng góp.

2.1. Kiến nghị đối với công ty

Để công ty hoạt động tốt hơn, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới thì công ty nên thành lập bộ phận marketing thuộc phòng kinh doanh nhập khẩu. Bộ phận này sẻ chuyên trách về các công việc sâu hơn của mình hổ trợ tốt hơn cho Ban Giam Đốc về các chiến lược và kế hoạc kinh doanh, bên cạnh đó bộ phận này còn phụ trách các công việc như thiết lập các chiến lược quảng bá sản phẩn, hình ảnh công ty, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và các công việc khác, từ đó có chiến lược giá, phân phối hàng hóa cũng như các hoạt động tiếp thị phù hợp cho hàng hóa một cách tốt nhất.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với những biến động liên tục xảy ra thì nguồn nội lực của các doanh nghiệp đã có thêm một yếu tố hết sức quan trọng góp phần cho sự thành bại của doanh nghiệp đó là yếu tố thông tin. Thế nhưng yếu tố này chưa được công ty thực sự xem trọng, đây cũng chính là điểm yếu của công ty. Do đó, một chiến lược kinh doanh dù có hoàn thiện đến mấy trong quá trình thực hiện nếu thiếu những thông tin cần thiết cho sự đánh giá và điều chỉnh kịp thời với những thay đổi của thị trường thì chiến lược đó khó đạt được thành công. Vậy, công ty nên sớm hoàn thiên cho mình hệ thồng thu thập và cung cấp thông tin cho các bộ phận chức năng trong công ty để có thể truy cập các thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh khi cần.

2.2. Kiến nghị với các bộ ngành

Nhà nước cần quan tâm, tạo mọi điều kiện hơn nữa về nguồn vốn trung-dài hạn và nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển công ty lớn lên tăng cường sức cạnh tranh của mình trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới.

Có chính sách ưu đãi hơn nữa về thế nhập khẩu trong một số hoạt động kinh doanh của ngành xây dụng như các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng, sắt thép, …

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS –TS Phạm Thị Gái. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Giáo Dục, 1997

2. Nguyển Thị Thanh Nguyệt – Trần Ái Kết. Quản trị tài chính. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 1997

3. ThS Nguyển Tấn Bình - ThS Bùi Văn Duơng. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Đại Học Quấc Gia Tp Hồ Chí Minh, 2003

4. TS Phạm Văn Được – Đặng Thị Kim Cương. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005

5. ThS Đổ Thị Tuyết – ThS Trương Hòa Bình. Quản trị doanh nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 2005

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 94 - 99)