Phát triển hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 91 - 94)

2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại-DIC có tầm hoạt động tương đố lớn (khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ) và doanh thu khá cao chúng tỏ đây là một công ty không nhỏ. Trong tình hình kinh tế luôn biến động trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng thì hoạt động kinh doanh của công ty khó tranh khói những rủi ro bởi tác động của thị trường, thêm vào đó khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới thì cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn giữa các doanh nghiêp. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển lên trong tương lai thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn. Giải pháp cho vấn đề này công ty nên đầu tư thuê các công ty chuyên trách có kinh nghiệm và giàu uy tín hoạch định cho công ty một chiến lực kinh doanh, có như thế công ty mới chủ động được và tìm cách ứng phó với những thay đổi đột ngột của môi trường kinh doanh ngày một trở nên khốc liệt như hiện nay, đồng thời vạch sẵn cho mình một con đường đi thuận lợi và khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

Kế hoạch cụ thể cho từng năm: để có một hướng đi cụ thể công ty cần phải lập một kế hoạch kinh doanh cho ngắn hạn, khi có mục tiêu sẽ giúp công ty định hướng được những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch kinh doanh nhằm đưa ra những mục tiêu cụ thể như số lượng, giá bán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận cần đạt được,… Nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh phải được tính toán dựa trên các kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm qua và trên khả năng mà công ty có thể thực hiện được, không đề ra mục tiêu quá cao hay quá thấp mà phải phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Khi có được kế hoạch cụ thể mọi thành viên trong công ty mới biết để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu cụ thể được giao cho mình.

2.2. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ

Các thị trường kinh doanh hiện tại của công ty thuộc các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ. Trong năm 2005 doanh thu từ các thị trường này có xu hướng giảm rất nhiều so với năm 2004, thị trường Đồng Băng Sông Cửu Long giảm 7,15%, Tp Hồ Chí Minh giảm

16,99% và cuối cùng là thị trường miền Đông Nam Bộ giảm 19,04%. Điều này chứng tỏ thị phần của công ty đã bị giảm sút, nó chương tương xứng với quy mô và tiềm năng hoạt động của công ty. Trong thời gian tới công ty cần phải tăng cường mở rộng thị trường ở khu vực này nhằn khai thác những tiêm năng mà nó mang lại, tổ chức lại kênh phân phối, tăng cường quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường hiện tại.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên phát triển thị trường hoạt động kinh doanh của mình ở một số tỉnh khác thuộc Miền Trung và Tây Nguyên. Để thực hiện được việc này công ty nên cử các cán bộ chuyên trách đi khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu các thị trường mà công ty muốn hướng đến để xem xét khả năng phát triển của vùng cũng như các yếu tố liên quan đến mặt hàng kinh doanh. Từ đó đi đến việc đánh giá khả năng thành công của công ty khi tiến hành đầu tư vào những thị trường đó để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với thị trường mới.

2.3. Sắp xếp và đào tạo nâng cao nguồn nhân lực 2.3.1. Sắp xếp lại nguồn nhân lực

Hoạt động của công ty ngày càng phát triển, quy mô hoạt động ngày càng lớn điều này đòi hỏi cơ cấu nhân sự ở các phòng ban cũng phải có những điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của công ty. Hiên nay phòng kinh doanh nhập khẩu của công ty thực hiện rất nhiều chức năng vừa thực hiện chức năng ký kết hợp đồng mua hàng, nhập khẩu hàng hóa, vừa thực hiện việc kinh doanh hàng hóa của công ty đồng thời thực hiện luôn các chức năng marketing. Chính vì vậy, hoạt động của phòng trở nên bận rộn dể gây chồng chéo dẩn đến hoạt động kém hiêu quả ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Để giải quyết vấn đề này công ty nên tổ chức lại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu như sau.

Nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết và bộ máy công ty cồng kềnh thì phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn giữ nguyên nhưng cần chia ra các bộ phận chuyên trách nhỏ hơn như bộ phận nhập khẩu, bộ phận kinh doanh và bộ phận marketing, mỗi bộ phận các nhân viên sẽ được đào tạo sâu hơn trong lĩnh vực mà mình hoạt động.

việc tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp và nhập khẩu hàng hóa.

Bộ phận kinh doanh: Bộ phận này sẽ thực hiện việc kinh doanh tất cả các mặt hàng của công ty đồng thời thực hiện việc ký kết hợp đồng, giao nhận hàng hóa, thu tiền,… với chức năng cụ thể này các nhân viên thuộc bộ phận này sẽ thực hiện tốt hơn công tác bán hàng của mình.

Bộ phận marketing: Bộ phân này giữ chức năng hoạch định các chiến lực kinh doanh và lập các kế hoạch kinh doanh cho công ty, ngoài ra còn có nhiệm vụ hoạch định các chính sách bán hàng, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Như vậy, những công việc mà phòng kinh doanh nhập khẩu đảm nhiệm sẽ được giãi quyết một cách chuyên nghiệp hơn.

2.3.2. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực

Con người là một yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu qủa thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần phải được chú trọng đào tạo nâng cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi trong chuyên môn.

Đội ngũ kinh doanh nhập khẩu, vì họ cần phải có những kiến thức sâu rộng và có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, họ phải luôn cập nhật những quy định, có liên quan đến công tác chuyên môn của mình, nhạy bén với sự thay đổi của môi trường để có thể đưa ra các quyết định chính xác.

Đội ngũ nhân viên kinh doanh thì cần phải có kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong công việc, đồng thời họ phải nắm rõ những vấn đề và thủ tục có liên quan đến công tác của mình. Công ty cần hổ trợ cho họ nhiều hơn nữa trong các hoạt động này và cần có những chính sách khen thưởng hợp lý để thúc đẩy và khuyến khích họ hoạt động tốt hơn.

Đội ngũ các cán bộ quản lý cần phải luôn nắm rỏ tình hình tài chính để lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh và thường xuyên cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, của ngành nhằm đưa ra phương hướng hoạt động cho công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 91 - 94)