Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 83 - 84)

3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC

3.1.2. Những mặt còn hạn chế

Trong năm 2005 mặt hàng sắt và các mặt hàng khác của công ty đã kinh doanh không mấy hiệu quả, cả doanh thu và lợi nhuận của các mặt hàng này đều giảm so với năm 2004. Năm 2005 doanh thu của mặt hàng sắt giảm với tốc độ 42,68% và lợi nhuận giảm vơi tốc độ 32,97%, còn các mặt hàng còn lại doanh thu của nó cũng giảm với tốc đô 43,06% còn lợi nhuận giảm 17,97% so với năm 2004.

Tuy vậy, nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu các mặt hàng này (32,97% < 42,68) và (17,79% < 43,06%) cho thấy điều khả quan. Bên cạnh việc lợi nhuân gộp thu được từ các mặt hàng này mang lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005 chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân chính của việc này là do chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh này quá lớn và không có hiệu quả. Công ty cần xem xét điều chỉnh các yếu tố có liên quan đến chi phí cho các măt hàng này để nó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Qua bảng 15 tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh chung của công ty nhìn chung thấy kết quả khá tốt. Tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu về hiệu qủa sử dụng vốn mà công ty chưa đạt được như: hiệu qủa sử dụng tổng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu qủa sử dụng tài sản lưu động, thời gian quay vòng tài sản lưu động và vòng quay các khoản phải thu cho thấy các tỷ suất này của năm 2005 giảm so với năm 2004. Nguyên nhân là do, trong năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên rất nhiều đồng thời việc đầu tư vào tài sản cố định cũng tăng lên cao, cả hai đều có tốc độ tăng cao so với tốc độ tăng của lợi nhuận trong khi đó doanh thu lại giảm. Điều này cũng cho thấy việc đầu tư quá cao vào hoạt động kinh doanh sẽ làm cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng không kịp, sử dụng không có hiệu quả vốn đầu tư. Việc đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu và gia tăng tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy công ty cần phát huy có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w