Quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 89 - 91)

1.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính

Trong năm 2005, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tốc độ cao 22,84% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu lại giảm 12,19%, điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó tình hình về chi phí cho thấy không mấy khả quan, chi phí tài chính tuy có giảm so với năm 2004 nhưng vẩn còn ở mức rất cao trong khi lợi nhuận đem lại từ hoạt động tài chính là không đáng kể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của công ty.

Để có thể sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính có hiệu quả hơn, công ty có thể tiến hành thêm các giải pháp sau.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty nên lập một kế hoạch phân bổ chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động của các phòng ban ở mổi thời kỳ hoạt động. Khi đó các phòng ban sẽ tự quản lý nguồn ngân sách được cung cấp cho hoạt động của bộ phận mình nằm trong chỉ tiêu được phân bổ. Như vậy, sẽ làm cho các phòng ban có ý thức, trách nhiệm và có biện pháp kiểm soát chặt chẻ hơn về chi phí cho hoạt động của phòng mình có hiệu quả

hơn, ngoại trừ những khoản chi phí lớn vượt quá tầm kiểm soát của phòng ban phải được kiến nghị lên ban giám đốc công ty, đến cuối kỳ nếu phòng ban nào làm tốt công tác tiết kiệm chi phí hoàn thành các chỉ tiêu được giao phó sẽ có những biện pháp khen thưởng thích hợp .

Chi phí quản lý tài chính: chi phí tài chính hàng năm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy công ty cần tiến hành rà soát lại tất cả các khoản chi phí không thực sự cần thiết và các khoản chi phí mà hoạt động của nó không đem lại hiệu qủa để có biên pháp cắt giảm nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí của công ty.

1.2. Chi phí bán hàng

Trong năm 2005, với việc doanh thu giảm so với năm 2004 thì một phần nguyên nhân cũng là do chi phí cho các hoạt động bán hàng chưa được hợp lý, điều này trái ngược với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại-DIC với hoạt động chính là kinh doanh các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nên cũng cần phải có một khoản ngân sách hợp lý cho hoạt động bán hàng, lĩnh vực này đem lại tới hơn 95% doanh thu và 80,63% lợi nhuận. Nếu có một ngân sách lớn hơn cho hoạt động này sẽ giúp cho bộ phận kinh doanh đẩy mạnh công tác chiêu thị bán hàng, mở rộng thị phần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức cao từ đó sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Giải pháp cho ngân sách chi phí bán hàng thì công ty nên căn cứ vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng để từ đó đưa ra một tỷ lệ phần trăm chi phí bán hàng trên doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, có như vậy hoạt động bán hàng mới đem lại hiệu quả cao hơn.

1.3. Chi phí cho nghiên cứu phát triển

Được cổ phần hoá từ công ty Nhà Nước nên nguồn vốn của công ty cũng từ đó tăng lên rât nhiều góp phân mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy để dần thích ứng với quy mô của mình hoạt động của mình thì công ty cần nên thiết lập khoản chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, điều này sẽ giúp công ty phát triển các mặt hàng kinh doanh mới đồng thời tránh được nhưng rủi ro trong hoạt động kinh doanh làm cho công ty ngày càng phát triên lớn mạnh lên.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động.doc (Trang 89 - 91)