Thuế thu nhập doanh nghiệp cĩ lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngồi quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành Luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân cĩ hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thơng qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cĩ hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thơng qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi cĩ hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới (sau đây gọi là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) cĩ hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 khơng đưa ra khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ vào điều 2 về người nộp thuế và điều 3 về thu nhập chịu thuế thì cĩ thể đưa ra khái niệm như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ và các khoản thu nhập khác hợp pháp cuả các tổ chức (cịn được gọi là các doanh nghiệp).
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức cĩ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hĩa, dịch vụ1, khơng cịn điều tiết thu nhâp của cá nhân cĩ thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hĩa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân).
Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp:
• Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập cĩ nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh :
Như vậy, dưới gĩc độ lý luận, để thu nhập được coi là thu nhập chịu thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện:
-Cĩ hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế khơng phân biệt tư cách chủ thể là doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, cĩ đăng ký kinh doanh hay khơng cĩ đăng ký kinh doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Luật các tổ chứ tín dụng, Luật Luật sư, Luật Đầu tư…)
-Cĩ thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên và các khoản thu nhập khác.
•Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cĩ phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
•Mức độ điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp là rất lớn:
•Mục đích cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp là động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đĩng gĩp cơng bằng, hợp lý giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hĩa phát sinh thu nhập.
2. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Người nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp là các doanh nghiệp và các tổ chức khác thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ cĩ thu nhập chịu thuế theo quy định . Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cĩ
thể được phân chia thành 2 nhĩm sau đây:
a. Các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hĩa dịch vụ bao gồm: dịch vụ bao gồm:
-Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh, cơng ty nhà nước, nhĩm cơng ty.
-Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngồi (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngồi) cĩ cơ sở thường trú hoặc khơng cĩ cơ sở thường trú tại Việt Nam.
1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
Trang - 35
Tại khoản 3 điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngồi là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thơng qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngồi tiến hành một phần hoặc tồn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
a. Chi nhánh, văn phịng điều hành, nhà máy, cơng xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
b. Địa điểm xây dựng, cơng trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c. Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thơng qua người làm cơng hay một tổ chức, cá nhân khác;
d. Đại lý cho doanh nghiệp nước ngồi;
e. Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện cĩ thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngồi hoặc đại diện khơng cĩ thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngồi nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hố hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
-Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã: hợp tác xã, liên minh hợp tác xã và tổ hợp tác.
b. Nhĩm các tổ chức khơng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã cĩ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cĩ thu nhập, gồm: động sản xuất kinh doanh cĩ thu nhập, gồm:
-Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cĩ tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ
-Tổ chức khác cĩ hoạt động sản xuất, kinh doanh cĩ thu nhập.
Như vậy, khi xác định người nộp thuế cĩ một số lưu ý sau đây:
-Đối với tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã thì đương nhiên là đối người nộp thuế nếu cĩ thu nhập hợp pháp khơng phân biệt nguồn gốc thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã.
-Đối với tổ chức khơng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thì chỉ trở thành người nộp thuế nếu tổ chức cĩ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cĩ thu nhập.