* Chiến lược và mục tiêu của Công ty: Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Công ty nhằm kịp thời thích ứng với chính sách chung của Nhà nước, mặt khác tạo ra nguồn ngoại tệ nhập khẩu cho Công ty. Lấy xuất khẩu, trong đó xuất khẩu nông sản là mũi nhọn để đột phá tăng trưởng và mở rộng quy mô kimh doanh, Công ty đã rất quan tâm tới việc đầu tư phát triển Ban kinh doanh. Để tăng sự quản lý tập trung nhằm làm bộ phận kinh doanh XNK hoạt động thực sự có hiểu quả, Công ty đã tiến hành sát nhập các phòng kinh doanh. Từ 9 phòng kinh doanh trước đây, hiện nay chỉ còn 3 Ban kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty đã xác định thị trường nội địa là một tiềm năng vô cùng to lớn và sẽ quyết định sự thành bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy song song với các hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty thực hiện chiến lược phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ và chuỗi siêu thị nhằm chiếm lĩnh thị trường nội đia. Công ty đã thành lập Trung tâm Thương mại Intimex trên cơ sở sáp nhập ba đơn vị: Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp và phòng kinh Xuất nhập khẩu số 9 của công ty
Mặc dù đã thu được những thành công nhất định song đến cuối năm 2009, với mục đích tập trung nguồn lực cho công tác quản lý mạng lưới siêu thị Công ty đã có bước chuyển trong việc xóa bỏ khâu quản lý trung gian. Trung tâm thương mại bị giải tán,
thay vào đó hình thành hai ban mới là: Ban quản lý siêu thị, Ban kho vận và bán buôn, và các siêu thị trở thành đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổng giám đốc.
* Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Intimex Việt Nam hiện nay, tiền thân là Công ty Xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã, trực thuộc Bộ Nội thương (Bộ Công Thương), được tổ chức theo quyết định 217 TTg ngày 23/6/1979 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 58 NT/QĐ ngày 10/08/1797 của Bộ Nội thương. Với nhiệm vụ kinh doanh XNK dưới hình thức trao đổi hàng hóa nội thương và hợp tác xã với các nước XHCN và một số nước khác.
Là một DNNN, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương trên tất cả các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các vấn đề về xây dựng cơ cấu tổ chức cũng như bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí chủ chốt.
Tháng 7/2009, sau lần thất bại năm 2007 thì lần này công ty đã cổ phần hóa thành công. Đây là một bước chuyển biến mới, từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển sang Công ty Cổ phần với vốn Nhà nước chỉ còn 49%, làm cho chủ sở hữu trong doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn. Ngay sau đó Công ty đã tiến hành tổ chức lại công tác cán bộ, sắp xếp, điều chuyển, bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí trong Công ty. Và hiện tai đề án tái cấu trúc của Công ty đang được xây dựng để sớm đưa vào thực hiện
* Công nghệ của doanh nghiệp: Với việc hoạt động trên nhiều lĩnh vực là kinh
doanh XNK, kinh doanh siêu thị và nhất là kinh doanh khai thác cơ sở vật chất và sản xuất, Công ty Intimex đã trang bị các loại thiết bị văn phòng, các phần mềm quản lý, các thiết bị thi công…tuy nhiên các loại thiết bị này đã lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu tổ chức của công ty. Đơn cử là phần mền quản lý siêu thị hiện nay đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu quản lý về số liệu như: trưng bày hàng hóa, quản lý nhập hàng, quản lý hàng tồn kho…theo xu hướng của bán lẻ hiện đại làm gia tăng công việc cho nhà quản lý và số nhân viên cần để thực hiện các nghiệp vụ này cũng tăng lên đáng kể.
* Quy mô của doanh nghiệp: Khi mới thành lập, tổ chức của Công ty bao gồm một
giám đốc và 20 cán bộ, nhân viên căng ra với công việc, vừa làm, vừa học, tự bổ túc kiến thức ngoại thương để tự hoàn thiện nhằm đảm trách được hoạt động của Công ty.
Đến nay, sau hơn 30 năm hoạt động Intimex đã mở rộng quy mô ra gấp nhiều lần. Năm 2008 được xếp là doanh nghiệp thứ 49 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam( Theo bảng VNR500 do báo Vietnamnet và Công ty Viêt Nam Report lập). Intimex đã không chỉ hoạt động trong lĩnh vực XNK mà đã mở rộng sang kinh doanh nội địa với hệ thống siêu thị, phân phối bán buôn, không chỉ hoạt động trong ngành thương mại mà còn chuyển hướng đầu tư sang cả hoạt động sản xuất nông sản.
Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động như vậy, cơ cấu tổ chức của công ty đã có rất nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Chỉ nói riêng trên địa bàn Hà Nội, từ chưa đến 30
người đảm đương tất cả các công việc thì đến nay với hàng trăm nhân viên, các phòng ban được thành lập, được chuyên môn hóa chức năng, cơ cấu tổ chức và phân quyền được thay đổi theo hướng thích nghi với thực tiễn sản xuất kinh doanh.
* Con người và trang thiết bị
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động trong Công ty theo trình độ
STT Trình độ lao động Số lượng Tỷ lệ
1 Trên đại học 2 0,12%
2 Đại học và cao đẳng 409 28,5%
3 Trung cấp 344 23,97%
4 Sơ cấp 141 9,85%
5 Công nhân kỹ thuật 89 6,18%
6 Lao động phổ thong 451 31,43%
Hiện nay trong công ty có hơn 400 người có trình độ đại học và cao đẳng. Xét riêng trên địa bàn Hà Nội, có hai người trình độ trên đại học, các giám đốc và giám đốc ban đều tốt nghiệp đại học chính quy. Không những vậy, họ còn có bề dày kinh nghiệm trong công tác. Bên cạnh đó là đội ngũ nhà quản trị trẻ, giàu nhiệt huyết và sáng tạo có thể đảm đương được nhiệm vụ của mình trong tổ chức. Tuy nhiên các nhà quản trị này hầu như lại chỉ tập trung vào chức năng của phong ban mình làm hạn chế tầm nhìn, giảm tính phối hợp giữa các bộ phận và tính linh hoạt của tổ chức kém.
Về nhân viên công ty trên địa bàn Hà Nội, bao gồm 125 nhân viên ở khối phòng ban và hơn 600 ở hệ thống siêu thị. Nhìn chung nhân viên của công ty có ý thức kỷ luật cao, hiểu về công việc của mình song năng lực và trình độ chuyên môn không đồng đều, khả năng làm việc độc lập không cao. Điều này dẫn đến việc cần nhiều hơn nhà quản trị trung gian để hướng dẫn và quyền hành giao cho nhân viên cũng sẽ hạn chế hơn.
Trang thiết bị của Công ty chưa ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý, hệ thống máy tính chưa được tích hợp với các phần mềm quản lý hiện đại…để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý Công ty. Do đó, tạo ra không ít khó khăn cho nhà quản trị, làm gia tăng số lao động cần thiết cho cùng một đầu công việc.