Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội.doc (Trang 64 - 66)

III. Nhân tố thuộc doanh nghiệp

4.3.2Kiến nghị với Nhà nước

Để cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũng như toàn Công ty nói chung có thể hoàn thiện, em xin đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước. Em cũng muốn nói thêm rằng, các đề xuất này không phải chỉ dành riêng cho trường hợp Công ty Cổ phần Intimex mà còn là đề xuất cho việc quản lý của Nhà nước với những DNNN tiến hành CPH.

* Tiếp tục dành cho Công ty sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ.

Tiền thân là DNNN thuộc sự quản lý của Bộ Công thương ( Bộ Thương mại), Công ty đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉ đạo cũng như sự ưu đãi về các lợi thế của các Bộ ngành, từ chính quyền các cấp trong quá trình phát triển của mình. Đây là một động lực rất lớn tạo ra sự phát triển lớn mạnh của Công ty như hiện nay.

CPH lần đầu năm 2007 đã là tương đối muộn nhưng Intimex lại gặp thất bại trong lần này. Một phần nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu kiểm soát của các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho một số thành viên ban lãnh đạo Công ty có cơ hội thực hiện các hành vi sai nhằm thâu tóm cổ phần vào tay một số ít nhà đầu tư, gây ra tình trạng hoang mang, lo sợ cho người lao động. Ngay sau đó phó Thủ tướng Phạm Sinh Hùng đã có chỉ thị đê hủy kết quả đấu giá cổ phần Công ty.

Đến 2009, khi tiến hành CPH lần 2, để tránh những sai sót đáng tiếc một lần nữa có thể xẩy ra, Bộ đã cử Thứ trưởng Vũ Cẩm Tú- nguyên là Tổng Giám đốc Công ty sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát quá trình này. Và đến 7/2009 Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần.

Mặc dù đã Cổ phần hóa, song vẫn còn nhiều khó khăn cho quá trình hoạt động kinh doanh của Inimex. Các đề án tái cơ cấu vẫn chưa thực hiện. Việc thực hiện Tái cơ cấu sẽ tạo ra sự biến động trong cơ cấu tổ chức, nhiều thay đổi trong công tác cán bộ được thực hiện. Điều này đòi hỏi có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, các ban ngành. Tất nhiên không còn là DNNN đồng nghĩa Công ty cũng không còn được nhận nhũng ưu thế về vốn, đất đai hay thị trường… như trước. Song sự quan tâm chỉ đạo vẫn rất là điều rất quan trọng để Công ty có thể thực sự tạo ra sự biến chuyển lớn, phát triển mạnh hơn sau khi CPH.

* Phát huy vai trò của Cổ đông lớn nhất trong Công ty

Hiện nay số lượng cổ phần Công ty mà Nhà nước nắm giữ là 12.250.000 tương đương với tỷ lệ 49%, 4,95% thuộc về người lao động, còn lại 46,05% do các Nhà đầu tư khác nắm giữ. Không còn sở hữu 100% vốn nhưng hiện tại Nhà nước vẫn đang có tỷ lệ năm giữ cao nhất, tầm ảnh hưởng tới các quyết định về chiến lược, mục tiêu phát triển

cũng như các quyết định khác của Công ty là rất lớn. Do đó, với tư cách cổ đông lớn nhất Nhà nước cần sử dụng quyền lực của mình một cách linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình điều hành, quản lý Công ty hiện nay để vừa đảm bảo tính dân chủ, phát huy được quyền làm chủ của các cổ đông, lắng nghe ý kiến của họ, lại vừa tạo ra được các tác động mạnh khi cần thiết đến các quyết định của Công ty.

* Chính sách quản lý ngành, lĩnh vực kinh doanh:

Bên cạnh môi trường chính trị- pháp luật nói chung, các doanh nghiệp còn chịu tác động của các chính sách quản lý của Nhà nước về ngành và lĩnh vực mình đang hoạt động. Do vậy, bên cạnh xây dựng một hành lang pháp lý, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp trong nền tế thì tùy vào điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực để có các chính sách quản lý thích hợp

Đặc biệt đáng quan tâm nhất của Intmex là các chính sách dành cho thị trường bán lẻ. Việc mở cửa thị trường bán lẻ, rồi hàng loạt các chính sách, quy hoạch khác của Bộ Công thương nhằm tạo ra môi trường vật chất ngày càng thuận lợi, văn minh hơn và hiện đại hơn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong nước có cơ hội, điều kiện để phát triển nhưng cũng làm gia tăng áp lực cạnh tranh từ các đối thủ là các công ty nước ngoài, vốn có lợi thế hơn hẳn về vốn, kinh nghiệm và công nghệ quản lý.

Do đó, bên cạnh việc đặt mục tiêu tăng trưởng thị trường bán lẻ hàng hóa hơn 18% trong giai đoạn 2010-2015 và tăng lên mức cao nhất là hơn 20% trong những năm tiếp theo thì Bộ và các cơ quan ban ngành của Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam để không chỉ họ có thể giữ được chỗ đứng trên thị trường và có thể phát triển hơn trước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội.doc (Trang 64 - 66)