a. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá về các đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty
Tiêu chí Phương án Số phiếu Tỷ lệ (%)
1.Tính hữu hiệu Hữu hiệu 5/11 45,5
Tri trệ 6/11 54,5
2.Tính hợp lý Hợp lý 6/25 24
Chưa hợp lý 9/25 76
3.Số lượng các phòng ban Đủ 7/11 63,6
Thiếu 4/11 36,4
4.Số lượng nhân viên trong phòng ban
Nhiều 7/25 28
Đủ 11/25 44
Thiếu 7/25 28
5.Hệ thống các tiêu chuẩn công việc, chế độ sát hạch, báo cáo
Rõ ràng, đầy đủ 9/36 25 Thiếu rõ ràng, đầy đủ 27/36 75 6.Mong muốn gia tăng quyền hạn Có 20/36 55,56
Không 16/36 44,44
Theo kết quả điều tra, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội là mô hình tổ chức hỗn hợp.
Qua kết quả thống kê cho thấy đa số nhà quản trị và nhân viên đều cho rằng cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay là chưa hợp lý, chưa mang tính hữu hiệu. Trong khi tỷ lệ đánh giá sự đầy đủ các phòng ban cũng chỉ là 63, 6% và 36, 4% còn lại cho rằng còn thiếu, thì ngay trong sự sắp xếp nhân lực trong các phòng ban cũng bất hợp lý. Có 44% cho là đủ, 28% cho là thiếu và 28% còn lại lại cho là thừa.
Có tới 75% đối tượng được điều tra cho rằng hệ thống tiêu chuẩn công việc, chế độ sát hạch, báo cáo là thiếu đẩy đủ rõ ràng, gần 60% có mong muồn gia tăng quyền hạn. Điều này chứng tỏ tính tập trung của cơ cấu tổ chức Công ty khá cao trong khi đó tính tiêu chuẩn hóa lại thấp.
b. Đánh giá về mức độ đáp ứng các nguyên tắc cấu trúc tổ chức
* Đáp ứng yêu cầu chiến lược
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu chiến lược
Tiêu chí Phương án Số phiếu Tỷ lệ (%)
1.Thích ứng với chiến lược tổng thể
Thích hợp 4/11 36,4
Chưa thích hợp 7/11 63,6
2.Thiết kế chức năng Rõ ràng 6/11 54,5
3.Tính chuyên môn hóa của các bộ phận
Cao 2/11 18,2
Bình thường 6/11 54,5
Thấp 3/11 27,3
4.Mức độ chuyên môn hóa trong công việc
Cao 10/25 18,2
Bình thường 12/25 54,5
Thấp 3/25 27,3
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy, mặc dù các chức năng đã được thiết kế khá rõ ràng song cơ cấu tổ chức hiện tại lại chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra bởi chiến lược của Công ty. Mức độ đánh giá của nhà quản trị về tính chuyên môn hóa các chức năng và của nhân viên về tính chuyên môn hóa của công việc cũng chỉ dừng lại ở mức bình thường là chủ yếu, điều này sẽ làm cho các chức năng này khó tạo ra được các giá trị cá biệt của mình để góp phần thực hiện chiến lược của Công ty.
* Tính tối ưu
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tính tối ưu của cơ cấu tổ chức
Tiêu chí Phương án Số phiếu Tỷ lệ (%)
1.Cơ chế phối hợp Tốt 1/11 9,1 Khá 4/11 36,4 Trung bình 6/11 54,5 2.Mức độ phối hợp Khá 4/11 45,5 Trung bình 4/11 45,5 Kém 1/11 9,1
3.Sự phối hợp nhân viên trong phòng ban
Tốt 13/25 52
Bình thường 12/25 48
4.Sự phối hợp với nhân viên phòng khác
Tốt 2/25 8
Bình thường 13/25 52
Kém 10/25 40
Từ kết quả ở Bảng 3.7 ta đã nhận thấy sự thiếu hợp lý trong cơ cấu tổ chức thể hiện ở số lượng phòng ban và số lượng nhân viên trong các phòng ban đó. Đến bảng 3.5 ta lại thấy, cơ cấu tổ chức của Công ty chưa hình thành được một cơ chế phối hợp tốt, sự phối hợp nhân viên trong nội bộ các phòng ban và với phòng ban khác chưa thật hài hòa, hiệu quả. Do vậy cơ cấu tổ chức hiện tại này còn nhiều vấn đề bất cập.
* Tính linh hoạt
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức
Tiêu chí Phương án Số phiếu Tỷ lệ (%)
1.Sự phối hợp nhân viên trong phòng ban Tốt 13/25 52
Bình thường 12/25 48
2. Mức độ chặt chẽ trong kết hợp Bình thường 8/11 72.7
Lỏng lẻo 3/11 27,3
3.Mối quan hệ giữa các phòng ban Độc lập 3/25 12
Phụ thuộc 15/25 60
4.Sự phối hợp với nhân viên phòng khác (Bảng 3.5) - - 5.Mối quan hệ giữa các phòng ban (Bảng 3.5) - -
Sự phối hợp các nhân viên trong mỗi bộ phận của Công ty được đánh giá khá tốt, điều này tạo cho cơ cấu tổ chức có sự ổn định trong việc thực hiện công việc hằng ngày. Song, tuy là các chức năng của công ty được coi là phụ thuộc nhau nhưng lại chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phối hợp nhất là khi có những sự thay đổi trong chiếc lược, làm giảm tốc độ phản ứng thích nghi với sự biến động của môi trường kinh doanh, đẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh của công ty.
* Tính tin cậy
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá tính tin cậy của cơ cấu tổ chức
Tiêu chí Phương án Số phiếu Tỷ lệ (%)
1. Mức độ trao đổi thông tin Thường xuyên 9/25 36 Thỉnh thoảng 16/25 64 2. Mức độ chặt chẽ trong kết hợp (Bảng 3.6) - - 3.Sự phối hợp nhân viên trong phòng ban (Bảng 3.6) - - 4.Sự phối hợp với nhân viên phòng khác (Bảng 3.6) - -
Cơ cấu tổ chức của Công ty trên địa bàn Hà Nội là sự kết hợp mô hình trực tuyến và chức năng, song nó khá đơn giản và số cấp trực tuyến không nhiều làm giảm khả năng sai lệch thông tin khi đi từ trên xuống. Nhưng sự phối hợp không tốt sẽ tạo ra trở ngại ảnh hưởng tới mức độ truyền thông giữa các phòng ban chức năng của công ty.
* Tính kinh tế
Từ các bảng kết quả trên ta nhận thấy: thứ nhất cơ cấu tổ chức Công ty chưa hợp lý, tính hiệu quả không cao, có vấn đề về phối hợp giữa các phòng ban, khó khăn trong việc truyền thông…Và đây đều là nhân tố làm phát sinh chi phí quản lý, giảm tính kinh tế của cơ cấu tổ chức Công ty. Hơn nữa, cơ cấu này chưa góp phần trong phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty, làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, lợi nhuận.
c. Nhân tố ảnh hưởng
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng các nhân tố tới cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty
TT Nhân tố Mức độ ảnh hưởng
1 2 3 4 5