Nh ững lợi thế và bất lợi trong thu hút FDI trên địa bàn Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.1.1 Nh ững lợi thế và bất lợi trong thu hút FDI trên địa bàn Vĩnh Long

Li thế:

Tỉnh Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước. Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long với dân số trên 1 triệu người, diện tích 147.520 ha, chiếm khoảng 0,44% diện tích của cả nước. Vĩnh Long cách TP.Hồ Chí Minh 135 km theo đường quốc lộ

1A, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ và

Đồng Tháp, phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh. Vĩnh Long nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt, do vậy sản xuất và đời sống có phần thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực.

Là tỉnh nằm trên trục giao thông quan trọng cả thủy lẫn bộ nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ, có Quốc lộ 1A đi ngang qua tỉnh, Quốc lộ 80 và 57 chạy trong địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về giao thông để

phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ khác. Tỉnh được kẹp giữa hai con sông lớn nhất vùng: sông Tiền và sông Hậu, là những yếu tố quan trọng trong giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư với các vùng, các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra với hệ thống đường bộ,

đường giao thông thủy thuận lợi, nối kết các đơn vị kinh tế trong tỉnh, góp phần thúc

đẩy phát triển thương mại, giao lưu kinh tế, văn hóa trong tỉnh và với các tỉnh khác trong nước.

Tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, và Trà Vinh nên Vĩnh Long trở thành trung tâm của vùng nông sản và thủy sản dồi dào nhất khu vực miền Tây nam bộ. Hầu hết diện tích của tỉnh có nước ngọt quanh năm, hàng năm

hậu ôn hòa, thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là bưởi Năm roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm…cùng những loại thủy sản nước ngọt như tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra…Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như gạch ngói, gốm sứ, chằm nón, thêu đan, dệt chiếu…mà sản phẩm đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt còn có nguồn tài nguyên, khoáng sản cát sông với trữ

lượng từ 120 - 150 triệu m3 để cung cấp cho sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và nguồn đất sét với trữ lượng có thể khai thác được trên 100 triệu m3 để sản xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ xuất khẩu.

Bên cnh nhng li thếđó, Vĩnh Long còn có nhng bt li t nhiên như:

♦ Vùng đất tỉnh Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung là vùng đất mới (so với các vùng đất khác) được tạo nên bởi phù sa từ sông Tiền và sông Hậu của sông mẹ

MêKông, cho nên nền đất yếu, chi phí xử lý móng trong xây dựng nhà cao tầng, những cơ sở sản xuất có độ rung cao…rất lớn (có thể chiếm đến 50% trị giá công trình). Điều này làm cho chi phí đầu tư vào đất cao (có thể tiền thuê đất và chi phí đền bù giải tỏa thấp so với các vùng khác).

♦ Mặc dù tỉnh đã từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nhìn chung Vĩnh Long vẫn là tỉnh nông nghiệp, lợi thế tự nhiên của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, diện tích đất nông nghiệp chiếm 79,2% trong tổng diện tích của tỉnh. Mà hiện nay lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ít hấp dẫn các nhà đầu tư vì rủi ro cao.

♦ Vĩnh Long nằm giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Mỹ Tho nên phần nào bị yếu thế hơn trong thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)