Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.1.2.1 Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu

Bng 2-1: Tc độ tăng trưởng GDP ca tnh Vĩnh Long

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6/2006 (*) GDP(%) 6,51 6,21 7,88 8,12 9,63 10,65 10,84%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2005

¾ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh trong các năm qua tương đối tốt như năm 2000 tốc độ tăng 6,51%, đến các năm sau đó tăng lên đáng kể, năm 2003 là 8,12%, năm 2004 là 9,63% và tiếp tục đến năm 2005 là năm cuối thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế 5 năm 2000 - 2005 nên tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,65% cao nhất trong các năm qua. Mặc dù cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (7,6%) nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh chỉ cao hơn tỉnh An Giang (9,90%) và đứng hạng thứ 12 trong số 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2006 kinh tế Vĩnh Long có bước phát triển, với tốc độ tăng trưởng khá (10,84%), cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước và các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL (10,30%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Long đứng hàng thứ 4 sau TP Cần Thơ

(14,73%), tỉnh Trà Vinh (13,86%) và Cà Mau (10,98%).

¾ GDP bình quân đầu người trong các năm qua có tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2000 GDP bình quân đầu người đạt 284 USD/người, đến năm 2003 đạt 360 USD/người, năm 2004 là 412 USD/người và năm 2005 GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng, ước đạt 490 USD/người. Điều đó cho thấy thu nhập bình quân đầu người đã dần được nâng cao, góp phần cải thiện mức sống của người dân trong tỉnh.

¾ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ như trong bảng 2-2.

Bng 2-2: Tc độ chuyn dch cơ cu kinh tế ca tnh

Khu vực Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng GDP (%) 100 100 100 100 100

Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 57,53 12,55 29,92 57,19 12,68 30,30 54,84 14,00 31,16 55,16 14,22 30,62 53,38 15,49 31,13

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2005

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, tỷ trọng khu vực nông nghiệp-thủy sản ngày càng giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ ngày càng vươn lên nhưng tỷ trọng vẫn chưa cao hơn khu vực nông nghiệp-thủy sản. Điều đó cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm,

các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa khẳng định vị trí chủ chốt của mình trong cơ

cấu phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Đây được coi là khó khăn cho khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ

cao. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, nông sản, thủy sản… là rất cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)