Những cơ hội:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 58 - 61)

N ăm học 2004-2005 ăm học 2005-

2.4.2.1 Những cơ hội:

O1: Sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài ở nước ta là cơ hội mở ra nhiều triển vọng cho khả

năng thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Long. Điều đó được thể hiện:

¾ Kinh tế cả nước phát triển với nhịp độ cao, chính trịổn định và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đây là điều kiện quan trọng mà Việt Nam đã có được, trong khi nền chính trị của các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phức tạp.

¾ Trong mối quan hệ mở rộng với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa nền kinh tế cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng có phần chịu tác động tình hình phát triển kinh tế thế giới và các nước trong khu vực.

¾ Sự chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam đã tạo ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản, Mỹ và Singapore. Bên cạnh đó khi Việt Nam trở

thành thành viên WTO sẽ tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi, tránh tình trạng kiện tụng bán phá giá các mặt hàng thủy hải sản như đã xảy ra trước đây, mà tỉnh Vĩnh Long lại có lợi thế về thủy sản.

O2: Các chương trình, dự án phát triển ĐBSCL sẽ tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh

¾ Dưới tác động tích cực của Quyết định 173 của Thủ tướng Chính phủ về

phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL và Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001 - 2010, trong tương lai không xa 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL sẽ có những bước phát triển mang tính đột phá, phát huy thế

mạnh và tiềm năng, trở thành vùng kinh tế trọng điểm, phát triển ngang bằng với các vùng khác trong cả nước.

¾ Cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng mở ra một bước ngoặc mới tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường bộ và phát triển kinh tế của Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Cầu Cần Thơ đang trong giai đoạn khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2010, đây là cơ hội cho thị trấn Bình Minh phát triển thành đô thị và khu công nghiệp Bình Minh có một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh và trong khu vực. Chương trình mở rộng Quốc lộ 1A sẽ

hoàn thành đoạn TPHCM-Cần Thơ vào cuối năm 2006; dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương có thể hoàn thành vào cuối năm 2007; Sân bay quốc tế Cần Thơ có thể

hoạt động vào đầu năm 2008, sẽ là cơ hội tốt để Vĩnh Long phát triển.

O3: Vĩnh Long nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL có điều kiện thuận lợi về tự nhiên

¾ Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh ĐBSCL tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre và Trà Vinh nên Vĩnh Long trở thành trung tâm của vùng nông sản và thủy sản dồi dào nhất khu vực miền Tây nam bộ, đặc biệt là bưởi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm… cùng những loại thủy sản nước ngọt như tôm càng xanh, cá basa, cá tra…Vĩnh Long còn nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như gạch ngói, gốm sứ, chằm nón, thêu đan, dệt chiếu…

¾ Vĩnh Long có nguồn đất sét với trữ lượng trên 40 mét khối phục vụ cho việc sản xuất gạch ngói và gốm sứ với chất lượng cao và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

phục vụ xuất khẩu. Có nguồn cát khá phong phú phục vụ san lắp mặt bằng và đặc biệt là có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất và đời sống, trong đó có nguồn nước ngầm có thể làm cơ sở cho sản xuất nước khoáng.

O4: Vĩnh Long ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Vĩnh long ở vị trí có một số mặt không thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nên ngoài các quy định của Bộ Tài chính về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển theo quyết định 189/2000/QĐ-BTC, tỉnh đã ban hành các chính sách ưu đãi về thuê đất trong và ngoài các khu công nghiệp như: đất ở nội thị, thị trấn và các phường TXVL từ

0,18 - 0,2 USD/m2/năm; đất không phải đô thị: 0,03 USD/m2/năm. Đất ở trong khu công nghiệp Bình Minh cho thuê với đơn giá: 0,024 USD/m2/năm (đất thô); ở khu

công nghiệp Hòa Phú và tuyến công nghiệp Cổ Chiên: 0,2 USD/m2/năm (đất thuê lại), ngoài ra miễn giảm tiền thuê đất 11 năm theo qui định của Bộ Tài chính. Các chính sách ưu đãi về thuế như: tất cả các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đều được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất là 10% và mức miễn giảm cao nhất là miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Hỗ trợ toàn bộ chi phí lập các thủ tục đến khi được cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, thưởng 0,2% giá trị dự án hoàn thành cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có công trong việc kêu gọi, vận động các nhà

đầu tư, giảm 50% chi phí quảng cáo trong 3 năm cho các doanh nghiệp kể từ khi dự án

đi vào hoạt động cũng như hỗ trợ một phần kinh phí trong việc xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Với mục đích là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hấp dẫn nhất để

các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và hợp tác.

O5: Vĩnh Long có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ

Với hệ thống trường đào tạo hiện có ở tỉnh và với vị trí là trung tâm ĐBSCL nên nguồn lao động khá phong phú, bởi vì ngoài nguồn lao động hiện có ở tỉnh còn có thể thu hút từ các tỉnh xung quanh, đặc biệt là TP Cần Thơ.

Là tỉnh có nguồn lao động dồi dào nên giá nhân công rẻ hơn ở những khu vực khác, chẳng hạn lương bình quân của công nhân ở những doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Long khoảng trên 1 triệu đồng/tháng, trong khi đó lương bình quân của công nhân ở

các KCN lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai khoảng trên 1,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên với mức lương trả cho công nhân thấp hơn ở những thành phố và địa phương khác nhưng họ vẫn chấp nhận làm việc cho các doanh nghiệp ở tỉnh, bởi do các nguyên nhân như sau:

- Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp nên số lao động ở nông thôn chiếm rất lớn, mà hiện nay nông nghiệp hóa nông thôn nên số lao động dôi dư từ khu vực này rất nhiều. - Mức sống ở tỉnh Vĩnh Long thấp hơn các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ và một số tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang, Long An...nên dù giá nhân công có rẻ hơn nhưng họ vẫn đảm bảo được cuộc sống.

- Hàng năm ở tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 25.000-28.000 lao động, trong số đó đa phần là làm việc ở các KCN, KCX ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,

Đồng Nai...vì ở Vĩnh Long không có điều kiện để họ làm việc. Do vậy, nếu ở tỉnh có nhu cầu với giá rẻ hơn thì người lao động vẫn chấp nhận vì họđược sống gần gia đình, không phải tốn kém các khoảng chi phí thuê nhà, đi lại...

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)